Với siêu ứng dụng, bạn chỉ cần một phần mềm duy nhất để gọi xe, đặt hàng, thanh toán hóa đơn và trò chuyện cùng bạn bè.
Tại châu Á, các ứng dụng như WeChat, Alipay, Grab, Go-Jek, Paytm, Kakao và Line đang trở thành một phần không thể thiếu của nhiều người. Phần lớn đều bắt đầu từ các tính năng cơ bản như nhắn tin, thanh toán, gọi xe… nhưng dần trở nên đa năng hơn.
Mô hình "siêu ứng dụng" không khó hiểu: nó là một cổng duy nhất cho phép mọi người thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, tiết kiệm dung lượng điện thoại, giúp tiết kiệm thời gian khi không phải mở nhiều ứng dụng. Tuy nhiên, nó không phải không có nhược điểm, đặc biệt là xét tới quyền riêng tư, tính cạnh tranh.
Xu hướng này phát triển mạnh mẽ tại châu Á và đang lan sang Mỹ La-tinh. Các công ty Bắc Mỹ và châu Âu như Facebook, Uber, Amazon cũng đang hướng đến siêu ứng dụng song không dễ để họ trở thành "WeChat phương Tây".
Vô số tính năng trong ứng dụng WeChat. Ảnh: Maketecheasier
Hiện tại, "vua" của siêu ứng dụng chính là WeChat của Tencent. Đây là ứng dụng được hơn 2/3 người Trung Quốc sử dụng, trung bình vài tiếng mỗi ngày. WeChat và đối thủ Alipay của Alibaba thường xuyên được dùng để trả tiền, thanh toán hóa đơn không cần tiền mặt.
Nhắn tin, truy cập mạng xã hội, đọc báo, mua vé, gọi xe, chơi game, dịch vụ tài chính, giao đồ ăn, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, đặt lịch khám bệnh… tất cả các hoạt động này đều có trên WeChat hoặc Alipay. Bạn còn có thể viết game và ứng dụng ngay trong WeChat và tận dụng cơ sở hạ tầng có sẵn của nó cho các tính năng nhắn tin, thanh toán.
Một trong những nhược điểm lớn nhất của siêu ứng dụng chính là nó quá quyền lực, cản trở khả năng giới thiệu dịch vụ mới. Quyền riêng tư cũng là một điểm gây lo ngại vì khi người dùng làm tất cả mọi thứ trong một ứng dụng, nó sẽ hiểu và thu thập được nhiều thông tin về họ.
Grab là siêu ứng dụng của Singapore. Ảnh: Maketecheasier
Các ứng dụng khác đều là phiên bản gọn nhẹ hơn của WeChat. Vài cái tên nổi bật phải kể đến Go-Jek của Indonesia (hơn 20 dịch vụ), Grab của Singapore (gọi xe, thanh toán di động, giao đồ ăn…), Paytm của Ấn Độ (thanh toán di động, dịch vụ tài chính, gọi xe, mua sắm…).
Điều khá ngạc nhiên là châu Âu, châu Úc, châu Phi, Mỹ và Canada lại chưa có "siêu ứng dụng" đúng nghĩa. David Marcus, giám đốc Facebook Messenger, từng thừa nhận WeChat là nguồn cảm hứng của họ. Uber cũng tuyên bố ý định trở thành "nền tảng cho cuộc sống hàng ngày", bắt đầu bằng cách kết hợp Uber và Uber Eats trong một ứng dụng, mở rộng các tùy chọn gọi xe. Họ thậm chí còn có một công ty chuyển phát mang tên Uber Freight. Amazon lại muốn trở thành siêu ứng dụng tại Ấn Độ, cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử, đặt vé máy bay, gọi xe, giao đồ ăn… hoặc trực tiếp hoặc thông qua các công ty mà hãng mua lại.
Siêu ứng dụng đồng nghĩa với siêu tiện dụng, tuy nhiên gom tất cả về một nhà không phải là ý tưởng tốt nhất đối với hệ sinh thái về lâu dài. Cạnh tranh thúc đẩy đổi mới và ngăn việc một công ty sở hữu quyền lực quá lớn. Viễn cảnh khả thi nhất là chúng ta sẽ có vài hệ sinh thái khác nhau với các siêu ứng dụng khác nhau. Messenger và Uber có thể không trở thành WeChat của châu Mỹ nhưng sẽ sớm bổ sung thêm các tính năng hữu ích hơn trong tương lai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI