Singapore đang dần thay thế tất cả nhân viên phục vụ quán ăn bằng máy móc, giúp tăng năng suất lao động
Chỉ vài năm tới đây, người dân Singapore sẽ không còn thấy hàng tá người phục vụ tại các khu căng tin, ăn uống như trước đây nữa.
Chính phủ Singapore đang tăng tốc thực hiện kế hoạch nâng cao năng suất lao động cho ngành công nghiệp phục vụ ăn uống bằng cách sử dụng các hệ thống tự động bán đồ ăn chế biến sẵn tại nhà chờ thứ hai ở sân bay Changi.
Chính tại đây, các khách chờ bay có thể lựa chọn những suất cơm gà hay phở từ máy bán đồ, trả bằng thẻ tín dụng rồi lấy đồ ngay tại quầy – tất cả quy trình diễn ra với sự can thiệp của con người chỉ ở mức tối thiểu – hoàn toàn đối lập với cảnh tượng những quầy hàng ăn lúc nào cũng đông kín người phục vụ trên quốc đảo này.
Kế hoạch này nằm trong sáng kiến tự động hóa đang được khởi động trong nhiều lĩnh vực – từ taxi tự lái cho đến các hệ thống thanh toán nhận diện khuôn mặt trên tàu điện ngầm mà quốc gia với tỷ lệ dân số già đang leo thang này đưa ra. Với việc chính phủ bắt đầu thiết lập những chính sách ngăn chặn làn sóng nhập cư ồ ạt từ các nước khác, Singapore sẽ sớm phải sử dụng robot cho các công việc tay chân tầm thấp.
Theo David Mann, chuyên gia kinh tế Châu Á tại ngân hàng Standard Chartered Plc.,“năng suất là yếu tố quan trọng trong tăng trưởng, đặc biệt là khi nguồn cung lao động đang trên đà giảm sút tại các quốc gia phát triển như Singapore. Quốc gia này đã và đang áp dụng những công nghệ tự động hóa tối tân nhất để giảm thiểu nhu cầu lao động cho những công việc tầm thấp.”
Select Group, công ty phụ trách khu ẩm thực tại sân bay Changi cho biết họ rất hài lòng với cơ chế tiết giảm chi phí nên cũng dự định sẽ mở hệ thống tương tự tại một khu chờ sân bay khác vào năm sau.
Chính phủ Singapore cũng rất hài lòng với chính sách này. SPRING Singapore, một cơ quan chính quyền chịu trách nhiệm quảng bá các doanh nghiệp và sản phẩm nội địa cho biết họ đang thực hiện đấu thầu thử nghiệm hệ thống phục vụ tự động cho các khu ẩm thực trong thành phố.
Năng suất gia tăng
SPRING sẽ sử dụng một hệ thống đo lường năng suất trên mỗi hệ thống thử nghiệm tại các quán cà phê hay cửa hàng ăn trong tương lai. Cơ quan này cũng coi đây là một trong những yếu tố chủ chốt trong nỗ lực nâng cao năng suất lao động cho ngành công nghiệp phục vụ ăn uống tại Singapore lên 2% mỗi năm trong vòng 5 năm tới.
Jonathan Galligan, chuyên gia kinh tế của công ty đầu tư CLSA Ltd. cho rằng “những nước không có xu hướng dân số như Singapore thường chưa phải chịu nhiều áp lực nâng cao nâng cao năng suất lao động như quốc đảo này."
Lý do quốc gia Châu Á nhỏ bé hướng đến ngành dịch vụ ăn uống là bởi đây là một trong những ngành năng suất thấp nhất cả nước. Sở hữu tới 160.000 lao động, 4,6% tổng lực lượng lao động toàn quốc nhưng dịch vụ ăn uống chỉ đóng góp vonr vẹn 0,8% GDP. Từ năm 2010 đến 2014, lực lượng lao động trong lĩnh vực này đã tăng trung bình 6%/năm.
SPRING hiện đang làm việc với Hiệp hội Nhà hàng Singpore để khuyến khích các công ty đầu tư nhiều hơn vào thị trường dịch vụ ăn uống, đồng thời cung cấp các gói hỗ trợ giúp các công ty thực hiện điều này. Singapore cũng đang nỗ lực gia tăng lượng máy hàng tự động nhằm thay thế cho các vị trí vốn do con người đảm nhận.
Máy bán hàng tự động
Kết quả của nỗ lực này là hãng dịch vụ ăn uống JR Group tháng 8 vừa qua đã cho ra mắt Vendcafe – chuỗi máy bán hàng tự động tại các khu dân cư nơi người dân có thể mua ngay các bữa ăn có thể dùng được ngay. SPRING cho biết hệ thống này sẽ yêu cầu lượng nhân lực thấp hơn khoảng 70-90% so với các quầy bán thông thường; việc xây dựng cũng có thể được thực hiện chỉ trong vài tuần.
Một điểm bán Vendcafe nơi người dùng có thể chọn mua từ các suất ăn lớn cho đến các loại cà phê, nước uống một cách nhanh chóng
SPRING hiện đang tìm kiếm các doanh nghiệp sẵn sàng tham gia để hướng đến mục tiêu xây dựng 10 hệ thống tương tự trong vòng 12 tháng tới.
Công nghệ này chắc chắn sẽ dẫn đến điều tất yếu là nhu cầu việc làm sẽ giảm xuống – một thực tế mà chính quyền sở tại đã chuẩn bị tinh thần cho người dân. Mặc dù sở hữu tỷ lệ thất nghiệp thuộc hàng thấp nhất thế giới (2,1%), số lượng cư dân có việc làm cũng giảm trong quý 3/2016 – lần thứ hai kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
Tuy nhiên, phó Thủ tướng Singapore Tharman Shanmugaratnam lại cho rằng: “Chúng ta cần phát triển và tối ưu hóa ngành dịch vụ ăn uống. Khát vọng của giới trẻ Singapore sẽ sớm thay đổi, và chẳng bao lâu nữa bạn sẽ không còn thấy nhiều người trẻ còn làm các công việc tầm thấp và ở lại lâu dài với các công ty nữa. Chúng ta cũng không thể tiếp tục gia tăng lượng lao động nước ngoài nhập cư vào đây được.”
Quay lại với Select Group, công ty cũng nhận định rằng việc sử dụng máy móc thay thế con người cũng như ứng dụng công nghệ vào sâu hơn chính là tương lai tất yếu của tất cả các lĩnh vực còn đang “tụt hậu” tại Singaopore. Nếu như các khu căng tin ăn uống trước đây thường cần đến 8-9 người phục vụ cùng lượng nhân viên thu ngân tương đương, các khu ứng dụng hệ thống tự động nay sẽ chỉ cần 1 người là đủ.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI