Nhận định về tầm quan trọng của hệ thống này trong tương lai, Jerry Sanders đã phát biểu rằng: "Rome không thể xây được trong một ngày, nhưng khi đã hoàn thành thì mọi con đường đều dẫn tới thành Rome".
Những cái kén không người lái, lướt trên đường phố sử dụng một mạng lưới các đường cao tốc trên cao - một ý tưởng rất hay và độc đáo. Với cái tên SkyTran, hệ thống này được ví như cứu tinh cho hệ thống giao thông đô thị trong tương lai nhờ việc nâng tầm những chiếc taxi thông thường bằng cách "hóa phép" để chúng có thể bay, nhưng liệu trong tương lai nó có thành hiện thực?
Gọi cho SkyTran bằng điện thoại thông minh của bạn và một xe kén được điều khiển bằng máy tính chạy trên cao tốc từ sẽ đến. Nó sẽ đưa bạn xuyên qua thành phố đến điểm bạn muốn đến. "Đổi mới lớn tiếp theo là giao thông độ thị hoàn toàn tự động", CTO John Cole của SkyTran cho biết. "Giao thông vận tải sẽ chỉ hạn chế vào nền tảng của cuộc sống, như một cái gì đó chỉ diễn ra một cách tự động. Tôi nghĩ về nơi mà tôi muốn đi, nói với máy tính nơi tôi muốn đến và nó chỉ việc đưa tôi đến. Hoàn hảo!".
Hệ thống SkyTran, thuộc sở hữu của công ty cùng tên có trụ sở chính tại Mountain View, California (Hoa Kỳ) nghiên cứu trong 5 năm và sẽ được ra mắt thí điểm ở Tel Aviv (Israel) vào cuối năm nay. Theo dự kiến, hệ thống giao thông công cộng đặc sắc này sẽ chính thức ra mắt năm 2018. SkyTran là một loại hình giao thông công cộng trên cao, di chuyển bởi lực từ tính ở độ cao 8 đến 10 mét so với mặt đất. Về thiết kế, hệ thống taxi bay của SkyTran được làm từ thép và nhôm. Ưu điểm của loại hình liên lạc này là chỉ mất vài ngày để lắp ráp và cài đặt, cũng như chi phí xây dựng, phí tổn vận hành, bảo dưỡng rẻ.
Các dự án thí điểm đầu tiên sẽ có mặt tại khuôn viên của Đại học Công Nghiệp Hàng Không Vũ Trụ Israel, ở ngoại ô Tel Aviv. Hệ thống thử nghiệm 400m dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015, với hy vọng nhận được chứng nhận cần thiết để xây dựng 20km đường ray ở Tel Aviv cho mục đích sử dụng công cộng trong vòng ba năm, và những người đứng đầu SkyTran hy vọng mở rộng sang các thành phố trên khắp châu Âu và châu Á.
Việc xây dựng đường bộ đô thị và đường sắt truyền thống khá tốn kém và đòi hỏi đất trống - một thứ quý giá ở nhiều thành phố. Một cách né tránh vấn đề này là đi ngầm, với các hệ thống tàu điện ngầm phục vụ tốt cho người dân trong các thành phố trên khắp thế giới - nhưng chi phí rất lớn. "Chúng tôi có thể xây dựng trên vỉa hè, các tòa nhà, bất cứ nơi nào thực sự và tạo ra toàn bộ một loạt các trạm cho mọi người lựa chọn", CEO Jerry Sanders của SkyTran cho biết. Ngoài ra, ông Sanders cũng khẳng định thêm rằng hệ thống của mình có thể tiến kiệm 10 triệu USD cho mỗi dặm so với tàu điện ngầm thông thường.
CEO Jerry Sanders của SkyTran.
Thêm vào đó, SkyTran sử dụng công nghệ từ trường để di chuyển toa xe. Nói cách khác, nam châm điện sẽ tạo ra lực nâng, đỡ và đẩy toa xe về phía trước, giúp tiêu thụ năng lượng một cách hiệu quả. Công nghệ này được đánh giá đặc biệt có lợi cho những nước có nguồn điện không ổn định. CEO Jerry Sanders cho biết thêm: "SkyTran giúp tiết kiệm chi phí, công sức xây dựng hơn so với đường sắt và đường ngầm. Đặc biệt, những chiếc kén SkyTaxi này rất thân thiện với môi trường".
Không những thế, loại phương tiện này chỉ tốn năng lượng bằng 1/3 năng lượng chiếc xe xăng lai điện. Đó là những lý do loại hình này sẽ trở thành phương tiện chủ chốt trong hệ thống giao thông công cộng tương lai. Trong giai đoạn đầu, SkyTran sẽ xây dựng đường đệm từ dài 500m, chiếc kén SkyTaxi gồm 2 chỗ ngồi sẽ di chuyển trong lòng của đường đệm từ này. Nếu thử nghiệm đem lại kết quả tốt, dự kiến dự án taxi bay sẽ được đưa vào hoạt động chính thức tại 3 thành phố khác của Israel và một vài thành phố khác tại Mỹ trong năm 2018.
Phác họa kén SkyTaxi.
Từ năm 2009, một dự thảo về SkyTran đã được đề xuất lên hội đồng thành phố Moutain View, trong đó có giải pháp đặc biệt hỗ trợ PRT (thiết bị vận chuyển cá nhân tốc độ nhanh). Trong năm 2014, thành phố này cũng đã kêu gọi Cơ quan quản lý vận tải liên bang cấp vốn cho một chương trình cạnh tranh sẽ phát triển dựa trên ý tưởng về một hệ thống vận chuyển tự động (Automated Transit Network). CEO Jerry Sanders cho biết SkyTran đang đạt được những bước tiến chắc chắn ở Mountain View. Tuy vậy, vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào được đưa ra.
Giới thiệu về SkyTran vào năm 2009.
Linda Forsberg, nhân viên quản lý kinh doanh và vận tải của thành phố Mountain View lúc đó cho biết: "Cho đến lúc này vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn tài chính về một hệ thống PRT/ATN ở Mountain View được tiến hành và đánh giá. Thành phố sẽ xem xét và đánh giá nhiều giải pháp khác nhau, bao gồm một vài dạng PRT". Về ngắn hạn, Mountain View sẽ chú trọng mở rộng các hình thức giao thông công cộng hiện tại, trong đó có xe buýt vận chuyển hành khách và đi chung, thêm vào đó là khuyến khích đi xe đạp và đi bộ. Bất kỳ một kế hoạch nào về hệ thống PRT như SkyTran vẫn còn rất xa trong tương lai.
Tel Aviv đông đúc hơn Mountain View, và SkyTran có vẻ là một giải pháp thu hút hơn cho vấn đề giao thông ngày càng bức bách. Hy vọng là chính phủ Israel cũng như thành phố Tel Aviv sẽ thông qua dự án SkyTran, dù cho đó là cả một chặng đường dài. Các thành phố đông đúc đang cần một giải pháp tốt hơn cho việc vận chuyển con người, một hình thức thân thiện với môi trường, nhanh chóng, và không tăng thêm áp lực lên tình hình giao thông hiện tại. Nhận định về tầm quan trọng của hệ thống này trong tương lai, Jerry Sanders đã phát biểu rằng: "Rome không thể xây được trong một ngày, nhưng khi đã hoàn thành thì mọi con đường đều dẫn tới thành Rome".
Tham khảo CNN, Wired, WashingtonPost
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"