Smartphone tương lai sẽ có chất lượng chụp ảnh cực cao nhờ con chip mới trên drone này
Với các cảm biến camera thông thường, smartphone chỉ thực sự "bắt" hình chứ không phải "thấy" hình, nhưng với loại chip mới này, smartphone có thể thực sự nhận ra mình đang đứng ở vị trí nào.
Có lẽ bạn chưa nghe đến tên công ty Movidius hay bộ vi xử lý Myriad của hãng này, nhưng startup đến từ châu Âu này vừa có một bước tiến có thể đưa họ lên vị trí hàng đầu trên thị trường chíp di động trong tương lai.
Myriad 2 sẽ không thay thế các bộ xử lý chính trên smartphone hiện tại như Qualcomm, MediaTek hay Exynos. Thay vào đó, nó là một chíp bổ sung chuyên dụng, được thiết kế nhằm thực hiện các tác vụ phức tạp trong lĩnh vực xử lý hình ảnh và video. Đó là một tính năng quan trọng cho hàng loạt các sản phẩm, từ camera an ninh cho đến máy bay không người lái (drone), và những bộ phận trong thiết bị cho Dự án Project Tango của Google.
Trên thực tế, bộ xử lý Myriad 1 chính là con chíp được sử dụng trên chiếc tablet thế hệ đầu tiên trong Project Tango của Google. Gần đây hơn, bộ xử lý Myriad 2 MA2100 là con chip đằng sau chiếc máy bay không người lái mới nhất của DJI, Phantom 4. Chiếc drone này được trang bị hệ thống phát hiện chướng ngại vật ấn tượng, dựa trên khả năng nhìn của máy tính. Mặc dù có những khả năng đó, nhưng chiếc drone sẽ không làm bạn phải cháy túi, khi chỉ có một mức giá rất hữu nghị.
Bạn có thể chứng kiến khả năng của chiếc drone Phantom 4 với những lời giải thích về công nghệ được cung cấp bởi Movidius bằng đoạn video dưới đây.
Clip giới thiệu chiếc drone Phantom 4.
Movidius đang định vị chíp Visual Processing Unit (VPU: bộ phận xử lý tầm nhìn) của mình như một thành phần chuyên dụng về xử lý tầm nhìn cho các bộ xử lý phổ biến hiện nay. Myriad 2 là một miếng silicon được tùy chỉnh, được trang bị một vùng giao tiếp với camera, các máy gia tốc giúp cải thiện khả năng nhìn, một nhóm 12 bộ xử lý vector kiến trúc VLIW (Very Long Instruction Word) chuyên dụng được gọi là SHAVE, và một “tấm vải nhớ thông minh” để mang lại sức mạnh xử lý hiệu quả hơn. Cả bộ xử lý này cũng gói gọn trong một diện tích rất nhỏ, với kích thước chỉ khoảng 35 mm vuông, do đó chi phí sản xuất các chip này rất hiệu quả.
Hình vẽ mô tả cấu trúc con chíp của Movidius.
Nếu các thuật ngữ kỹ thuật trên có thể làm bạn khó hiểu, có thể nói một cách ngắn gọn hơn rằng, về cơ bản, con chip chuyên dụng này sẽ giúp xử lý các tác vụ về khả năng nhìn của máy nhanh hơn và hiệu quả hơn CPU hay GPU thông thường.
Vậy bạn có thể thắc mắc tiếp, việc này có gì quan trọng? Trên thực tế, nó có các ứng dụng rất hữu ích không chỉ cho các drone, mà còn cho các nền tảng mới nổi lên như: thực tế ảo, máy tính học nhận diện khuôn mặt.
Kích thước của chip Movidius MA2150.
Hiện các thiết bị thực tế ảo của HTC, Oculus hay Sony, đều phải gắn thêm các bộ phận theo dõi chuyển động, ví dụ như các hộp ánh sáng laser, để nhận ra các chuyển động của người dùng. Tuy nhiên, tác vụ này có thể sẽ được đơn giản hóa khi những chiếc camera của Project Tango được trang bị con chip VPU này ra mắt trên thị trường. Chúng sẽ đem lại cho bạn một bộ xử lý hiệu quả và đủ sức mạnh để phân tích các dữ liệu về chiều sâu và khoảng cách của vật thể.
Hơn nữa, Google được cho là đang tìm nguồn cung cấp bộ xử lý này với phiên bản MA2150 cho một sản phẩm chưa được tiết lộ. Mùa hè này, một chiếc smartphone thuộc dự án Project Tango này được kỳ vọng sẽ xuất hiện. Không những thế, cả hai bên, Google và Movidius đều đã thông báo về việc sẽ hợp tác trở lại trong tháng Một năm nay, để cùng nhau làm việc về kỹ thuật học sâu, với các thuật toán về nhận diện hình ảnh chạy trên các thiết bị theo thời gian thực. Điều này có thể mở ra một thời kỳ mới cho các sản phẩm cao cấp về nhận diện đối tượng, địa điểm được sử dụng trên camera của smartphone.
Để có cái nhìn chính xác hơn về những gì Movidius dự định mang đến thị trường di động, và cách con chíp VPU mới nhất của họ hoạt động ra sao, hãy xem clip dưới đây.
Clip giới thiệu về chip xử lý tầm nhìn cho máy của Movidius.
Tham khảo Androidauthority
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4