Số điểm nhận diện cao gấp 10 lần nhưng phiên bản Face ID của Huawei vẫn thua Apple ở điểm quan trọng này

    Liam,  

    Chưa hoàn thiện. Khi công bố một công nghệ chưa có ngày phát hành và cũng chưa biết sẽ có mặt trên sản phẩm (điện thoại) hoàn thiện nào, Huawei đang tự biến mình thành minh chứng của một sự thật đáng buồn: chạy theo Apple không phải là chuyện dễ dàng.

    Những gì Huawei công bố ngày hôm nay có lẽ sẽ khiến Apple run sợ. Khi bộ sậu của Tim Cook vẫn đang thảnh thơi tận hưởng cảm giác vượt mặt binh đoàn Android về công nghệ camera 3D tận 2 năm, Huawei bỗng dưng tuyên bố sẽ có công nghệ tương tự với 300.000 điểm nhận diện. Điều này có nghĩa rằng, số điểm nhận diện của Huawei sẽ cao gấp Apple 10 lần.

    Thế nhưng, khi đã rời khỏi “tít” báo và đi vào tìm hiểu sâu công nghệ của Huawei, có lẽ bất cứ ai đều có thể nhìn thấy vấn đề của “Face ID Trung Quốc”: Huawei mới đang chỉ khoe ra một sản phẩm chưa hoàn thiện. Chưa có ngày phát hành. Chưa có tên smartphone tích hợp.

    Ra mắt muộn hơn, chưa biết bao giờ hoàn thiện, nhưng vẫn phải đá Apple.
    Ra mắt muộn hơn, chưa biết bao giờ hoàn thiện, nhưng vẫn phải "đá" Apple.

    Nếu Apple cũng đi theo một chiến lược tương tự, có lẽ Face ID đã được công bố từ năm ngoái hoặc thậm chí là sớm hơn. Chu trình phát triển smartphone đầu bảng thường kéo dài khoảng 18 tháng.

    Nhưng Apple không làm như vậy – không công bố một công nghệ camera độc lập. Apple chỉ công bố Face ID với vai trò là một tính năng của một chiếc iPhone hoàn thiện.

    Huawei luôn muốn thể hiện thông điệp “chúng tôi tốt hơn các đối thủ khác”. Huawei đã mỉa mai iPhone X không phải là smartphone AI thực thụ để rồi ra mắt một chiếc smartphone không có tính năng AI nào thực sự khiến người dùng phải trầm trồ. Với tuyên bố về công nghệ nhận diện 3D mới, Huawei có vẻ muốn tỏ rõ sự vượt trội bằng số điểm nhận diện.

    Nhưng sự thật là Huawei vẫn chưa có sản phẩm hoàn thiện, hay thậm chí là 1 lời hứa hẹn để gửi đến người tiêu dùng.

    Nếu Apple cũng chọn cách nổ súng non như Huawei, Face ID có lẽ đã được công bố từ trước iPhone SE (hoặc iPhone 7).
    Nếu Apple cũng chọn cách "nổ súng non" như Huawei, Face ID có lẽ đã được công bố từ trước iPhone SE (hoặc iPhone 7).

    Nói một cách chính xác, công nghệ nhận diện 3D không phải do Apple tiên phong. Intel đã có công nghệ này từ 3 năm trước, thông qua camera RealSense. Xbox đã có Kinect từ nửa thập kỷ nay. Nhưng điều đó không khiến cho Face ID trở thành một tác vụ dễ dàng: module camera TrueDepth có kích cỡ chỉ ngang bằng ngón tay út. RealSense chiếm không gian bằng 3, 4 chiếc smartphone thường.

    Chiến lược của Apple cũng chưa bao giờ là đi đầu tiên về công nghệ.

    Apple chỉ nỗ lực đi đầu tiên về các công nghệ có ý nghĩa. Ví dụ, Intel ra mắt RealSense đã được mấy năm nhưng các nhà sản xuất laptop vẫn chưa biến công nghệ này trở thành một phần tất yếu của trải nghiệm Windows. Apple thu nhỏ lại và đặt vào smartphone để tạo ra các giải pháp bảo mật, giải trí v...v...

     Apple chẳng phải kẻ đi đầu về công nghệ camera 3D. Tại sao lại cứ phải ám ảnh với Apple?

    Apple chẳng phải kẻ đi đầu về công nghệ camera 3D. Tại sao lại cứ phải "ám ảnh" với Apple?

    Từ trước đến nay Apple đều như vậy. NFC có mặt trên smartphone Android được vài năm nhưng nhìn chung không gây ảnh hưởng nào đáng kể đến trải nghiệm người dùng, NFC có mặt trên iPhone trong năm đầu tiên đã ngay lập tức mở ra cuộc đua thanh toán di động, nơi Google và Samsung phải theo sau Táo. Camera trên smartphone Android qua từng năm được cải thiện các thông số vật lý, nhưng iPhone 7 vừa ra mắt tính năng chụp ảnh bokeh thì các hãng cũng vội vã theo sau.

    Dĩ nhiên, HTC mới là tên tuổi đầu tiên có camera bokeh trên One M8 (2014). Nhưng cái giá để sở hữu ảnh chụp bokeh trên One M8 là những bức ảnh mờ nhạt và nói chung là... xấu.

    Nếu nói chạy đua để là kẻ đầu tiên ra mắt một công nghệ nào đó, Apple gần như luôn thua.
    Nếu nói chạy đua để là kẻ đầu tiên ra mắt một công nghệ nào đó, Apple gần như luôn thua.
    ...nhưng nếu nói đến chuyện chạy đua để là kẻ đầu tiên hoàn thiện và ứng dụng công nghệ theo cách có nghĩa, Apple thường xuyên thắng.
    ...nhưng nếu nói đến chuyện chạy đua để là kẻ đầu tiên hoàn thiện và ứng dụng công nghệ theo cách có nghĩa, Apple thường xuyên thắng.

    Hoặc, chiếc iPhone 2007 cũng chẳng phải là smartphone đầu tiên có màn hình cảm ứng điện dung. LG Prada mới nắm giữ công nghệ đó. Nhưng cảm ứng điện dung chỉ là một phần nhỏ trong một trải nghiệm mới hoàn toàn với phần mềm được tối ưu và kiến trúc điện toán giống với PC hơn là với smartphone cùng thời. Tấtcả những chiếc smartphone năm 2007 đều không sở hữu 2 thế mạnh này của iPhone.

    Rõ ràng, Apple không chạy đua để đi trước Huawei, LG hay HTC. Apple chạy đua để ra mắt các trải nghiệm hoàn thiện trước Huawei, LG và HTC. Nếu Huawei đem một công nghệ chưa hoàn thiện ra để khoe khoang rằng “chúng tôi hơn Apple”, gã khổng lồ Trung Quốc thực chất đang tự chế giễu mình mà thôi.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày