So găng giữa 2 loại TV cao cấp trên thị trường- QLED đang chiếm ưu thế với 4 điểm cộng
Nếu xét trong cùng phân khúc TV cao cấp thì chỉ có OLED mới xứng đáng là đối thủ trực tiếp của QLED, ấy thế mà sau những gì QLED TV thể hiện trong thời gian vừa qua thì chúng ta cần xem xét lại rằng liệu đây đã phải một đối thủ xứng tầm hay chưa?
Yếu tố đầu tiên: Giá thành
Một điều rõ ràng là QLED TV sẽ không rẻ như LCD LED TV, bởi sự xuất hiện của tấm lượng tử chính là lý do để bước giá của QLED nhỉnh hơn một chút so với LCD LED. Với OLED thì lại là một câu chuyện khác, một quy trình sản xuất phức tạp và đắt đỏ đã đội giá của OLED lên khá cao. Công nghệ này vẫn còn non trẻ và khó có thể giảm được giá thành một sớm một chiều.
Cụ thể, cùng là TV 55 inch nhưng LCD LED TV thuộc dòng SUHD cao cấp nhất của Samsung có mức giá khoảng 55 triệu (Giảm giá 5 triệu từ đại lý), QLED thì cao hơn có 3 triệu là 58 triệu cho màn hình phẳng và 70 triệu cho màn hình cong còn đối với TV OLED thì sau một năm treo giá những 83 triệu nay đã phải hạ xuống 12% giá trị, tương đương với 10 triệu đồng để có thể bán ra với mức giá 73 triệu đồng. Đối với những TV OLED trong tương lai, chúng ta sẽ không thể kì vọng một mức giá thấp hơn.
QLED 1 – 0 OLED
Hiệp hai: Chất lượng hiển thị
Không thể phủ nhận đặc tính tự phát sáng của các phân tử hữu cơ trên OLED mang lại những khung hình độ tương phản cao, những khung hình HDR có màu đen tuyệt đối, một chiều sâu khá tốt. Thế nhưng hạt lượng tử với kích thước còn nhỏ hơn trên QLED lại tỏ ra vượt trội hơn.
Khả năng thể hiện đủ 100% dải màu DCI-P3 chuẩn phim ảnh, độ sáng siêu việt lên đến 1500-2000 nits (tùy model), và những mảng tối đúng nghĩa giúp QLED mang lại những khung hình thật như bước ra từ cuộc sống. Khả năng hiển thị của QLED còn đem lại những góc nhìn siêu rộng mà màu sắc hay hình ảnh đều không bị biến dạng, ngay đến cả những không gian phòng sáng tối khác nhau cũng không thể làm khó QLED “khoe sắc” trên những khung hình - điều mà một màn hình chỉ có độ sáng khoảng 500 nits như OLED khó lòng mà làm được.
QLED 2 - 0 OLED
Hiệp 3: Độ bền
Hợp chất hữu cơ có những ưu điểm và những nhược điểm của nó. Một trong những điểm chí mạng nằm trên OLED đó là tuổi thọ của màn hình này. OLED khá nhạy cảm với môi trường có độ ẩm cao và khả năng hiển thị thì giảm dần theo thời gian. Với QLED thì những chấm lượng tử vô cơ được bọc lớp giáp phân tử vô cùng bền bỉ cho một tấm nền khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Trước kia, khi các chấm lượng tử được chế tạo thì thường có Cadmium ở vỏ ngoài gây ảnh hưởng đến môi trường nhưng với khoa học tiên tiến hiện nay, QLED sẽ được trang bị những tấm lượng tử thân thiện với môi trường và người sử dụng.
QLED 3 – 0 OLED
Hiệp 4: Thiết kế
Sự kết hợp giữa thiết kế tối giản minimalism và vật liệu kim loại sang trọng ở mặt sau của TV tạo nên một sản phẩm xứng đáng là kiệt tác nghệ thuật giúp QLED có thể góp mặt ở bất cứ không gian nào của ngôi nhà. Chỉ với một sợi dây duy nhất kết nối lên TV cùng thiết kế chân đế tinh tế, linh hoạt giúp căn phòng gọn gàng thoáng mắt mà còn đem lại cái hồn của nghệ thuật đến không gian xung quanh điều mà chưa TV OLED nào mang lại được cho người dùng.
Với chừng ấy lý do thì cuộc so găng này đã có thể đi đến kết quả cuối cùng. Một TV QLED vượt trội ở mọi mặt xứng đáng trở thành loại TV tốt nhất trên thị trường hiện nay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming