Sợ mất thị phần, 850.000 hiệu thuốc đồng loạt đóng cửa để phản đối bán thuốc online tại Ấn Độ
850.000 hiệu thuốc Ấn Độ đóng cửa vào thứ 4 để biểu tình phản đối việc bán thuốc online. Đây là đợt phản đối gần nhất của các cửa hàng bán lẻ tại Ấn Độ trước sự bùng nổ của thương mại trực tuyến tại quốc gia này.
JS Shinde, chủ tịch của Hiệp hội thuốc Ấn Độ cho rằng, việc bán thuốc trên môi trường Internet sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng và vi phạm pháp luật, bởi thuốc là mặt hàng đòi hỏi sự kiểm tra của các dược sĩ để đảm bảo quy định trước khi bán.
Ông cũng cho biết, những thành viên của trong tổ chức đã thử nghiệm với những toa thuốc giả và gửi tới các trang bán thuốc trực tuyến, kết quả là những toa thuốc kê đơn giã vẫn mua được một cách dễ dàng.
"Bán thuốc trực tuyến thông qua những nền tảng mà các công ty công nghệ phát triển là hoàn toàn vi phạm pháp luật của Ấn Độ", ông Shinde cho biết. "Tôi có 25 trường hợp cho thấy rõ ràng những nền tảng này không hề xác minh xem toa thuốc đó có là thật hay giả, hay có phải do bác sĩ kê đơn hay không".
Cuộc đình công ở New Delhi là lời cảnh báo để chính phủ sớm có chính sách điều hành hoạt động mua bán trên mạng internet, khi hàng triệu người Ấn Độ bắt đầu ưa chuộng hình thức mua sắm này, từ mặt hàng thực phẩm cho tới giày dép.
Snapdeal, một trong 3 chợ online lớn nhất Ấn Độ, đã bị xử phạt bởi cơ quan quản lý thuốc bang Maharashtra hè vừa rồi vì bán thuốc tránh thai khẩn cấp bất hợp pháp. Snapdeal thì cho rằng, họ đã nhanh chóng loại bỏ những loại thuốc như vậy ra khỏi hệ thống của mình và sẽ hợp tác với công việc điều tra.
Hai nền tảng TMĐT dẫn đầu khác - Flipkart và Amazon, chưa bao giờ bán thuốc, dù vẫn bán một số loại sản phẩm như bao cao su hay vitamins.
Hàng loạt các startup mới mở ra, như Zigy và 1mg, được chống lưng bởi nhiều quỹ lớn như Sequoia Capital, Intel Capital và Omidyar Network - cũng cho phép người dùng Ấn Độ mua thuốc online. Những nền tảng này thi đưa ra lời bào chữa họ chỉ là phương tiện giúp kết nối giữa người dùng và các cửa hàng bán lẻ.
Ông Shinde thì cho rằng những nền tảng này đang bị lạm dụng bởi những người trẻ tuổi am hiểu về công nghệ. Họ có thể dễ dàng mua các chất kích thích như steroid, hay thuốc tránh thai khẩn cấp và nhiều loại thuốc nguy hiểm khác mà không có ai kiểm soát. "Họ có thể dễ dàng mua được những lọa thuốc có thể tàn phá cả một thế hệ", ông cho biết.
Mặc dù vậy, các chuyên gia y tế cộng đồng lại cho rằng những lo ngại đến từ phía những hiệu thuốc Ấn Độ là khá "mỉa mai". Bản thân các hiệu thuốc tại Ấn Độ đã luôn mang tiếng xấu về việc bán thuốc không cần kê đơn, kể cả với những loại thuốc đặc biệt như thuốc gây kháng kháng sinh.
"Thật buồn cười", ông Murali Neelakantan, cựu luật sư của Cipla, một trong những công ty dược phẩm lớn nhất Ấn Độ nói. "Bạn có thể mua bất cừ loại thuốc nào tại đây. Hầu hết các cửa hàng này còn chẳng có dược sĩ đứng bán... thế mà họ còn dám nói rằng mua thuốc online là rất nguy hiểm".
Dược không phải là ngành duy nhất mà bán lẻ truyền thống đối đầu với bán hàng trực tuyến tại Ấn Độ. Nhiều ngành khác, như Hiệp hội bán lẻ giày dép tại Ấn Độ cũng đã khởi kiện các nền tảng TMĐT vì vi phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào ngành bán lẻ.
Hoàng Vân
Theo Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?