Đa dạng ngành nghề là điều mà SoftBank luôn hướng tới để có một công ty tồn tại vài trăm năm và lần này, tỷ phú liều ăn nhiều Masayoshi Son chọn bơm tiền cho công ty bán bánh Pizza do robot sản xuất.
SoftBank đang đàm phán để đầu tư từ 500 đến 750 triệu USD cho Zume Inc., công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và giao bánh pizza với sự giúp đỡ của robot. Hiện tại, Zume đang sở hữu bằng sáng chế cho xe tải giao hàng có khả năng tự chế biến thức ăn khi nó đang trên đường tới nhà khác hàng.
Những chiếc xe tải đặc biệt của startup này được vận hành một phần bởi robot và có thể hoạt động theo yêu cầu từ xa thông qua dữ liệu đám mây. Công nghệ này cho phép Zume hoạt động hợp pháp dù một số điều luật ngăn cản các công ty dùng xe tải làm nơi chế biến thực phẩm khi đang lưu thông trên đường.
Ngoài phân phối pizza, Zume cũng tạo ra công nghệ để quản lý chuỗi hậu cần cung ứng, vốn bao gồm các loại nguyên liệu dễ hỏng. Ngoài ra, họ cũng sẵn sàng hợp tác với các công ty muốn cung cấp đồ ăn nóng hổi cho khách hàng thay vì nấu sẵn và giao đến cho họ.
Khoản đầu tư này cho thấy tham vọng mà Quỹ Tầm nhìn của SoftBank hướng tới trong nỗ lực gắn kết các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm. Đầu năm nay, SoftBank đã đầu tư một khoản tiền trị giá 535 triệu USD vào ứng dụng chuyển đồ ăn DoorDash. Công ty của tỷ phú "liều ăn nhiều" Masayoshi Son cũng sở hữu 15% cổ phần của Uber – doanh nghiệp đang đẩy mạnh các hoạt động giao hàng bao gồm cả thực phẩm. Hồi tháng 2, CEO Uber Dara Khosrowshahi cho biết giao thực phẩm đã chiếm khoảng 10% doanh số của Uber.
Ở thời điểm hiện tại, việc kinh doanh của Zume vẫn chỉ gói gọn trong 3 xe tải, hoạt động quanh trụ sở chính của công ty tại Mountain View, California. Tuy nhiên, công ty khởi nghiệp này không giấu tham vọng hợp tác với các gã khổng lồ trong lĩnh vực vận chuyển đồ ăn như UberEats và DoorDash.
Zume bắt đầu hoạt động năm 2015 dưới sự điều hành của hai nhà đồng sáng lập Alex Garden, cựu chủ tịch của Zynga Studios và Julia Collins, một nhà điều hành hoạt động nhà hàng, người đã từng làm việc cho thương hiệu rượu vang Murray's Cheese và Mexicue. Năm 2016, Garden cho biết ông đã thiết kế được robot có thể bắt chước các động tác của một người trong việc chế biến đồ ăn.
Với sự quan tâm của Quỹ Tầm nhìn, Zume có cơ hội lớn để vươn ra quy mô toàn cầu. Ngoài hai cái tên UberEats và DoorDash, SoftBank còn có cổ phần trong các công ty khởi nghiệp lớn ở châu Á như Ola, Grab và Didi Chuxing – vốn đang mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực thực phẩm. Quỹ Tầm nhìn cũng đã lên kế hoạch đầu tư 5 tỷ USD vào Ele.me, một công ty giao thực phẩm của Alibaba.
Robot hóa đang trở thành xu hướng toàn cầu và SoftBank không bỏ lỡ xu thế. Một trong những khoản đầu tư sớm và nổi tiếng của SoftBank trong lĩnh vực này là robot mang hình dáng con người có tên Pepper, vốn được dùng để thay thế công việc của các lễ tân. Tính đến tháng 3/2017, khoảng 10.000 robot Pepper đã được bán.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời