Tuy rất triển vọng nhưng công nghệ này chưa chắc đã có tính thực tiễn vì phải triển khai cơ sở hạ tầng mới.
Mạng cáp quang (Fiber optics) kể từ khi ra đời thay thế cho cáp đồng đã giúp cho tốc độ internet ngày càng nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì các phương pháp mới lại tiếp tục ra đời hứa hẹn giúp cho tốc độ cũng như độ ổn định của mạng toàn cầu ngày càng cao hơn.
Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển thành công một kỹ thuật sử dụng loại tín hiệu ảnh phản chiếu (mirror image signal) để làm tăng tốc độ cũng như độ chính xác cho việc truyền tải dữ liệu qua internet.
Các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu này giải thích trên trang Nature Photonics về công trình của họ như sau: Họ đưa ra giả thuyết rằng có thể đưa tới 2 chùm ánh sáng xuống sợi cáp quang, một chùm cho tín hiệu dữ liệu thông thường còn một chùm cho tín hiệu ảnh. Ở cuối sợi cáp, họ có thể kết hợp các tín hiệu theo một phương pháp giúp loại bỏ các tiếng nhiễu trong tín hiệu. Phương pháp loại bỏ nhiễu này cũng tương tự như cách loại bỏ nhiễu mà các nhà sản xuất tai nghe áp dụng, giúp loại bỏ vật cản trong quá trình truyền tải và đẩy tốc độ lên cao hơn.
Đội nghiên cứu cho biết, với 2 chùm ánh sáng này tốc độ truyền tải của mạng internet cáp quang có thể được tăng thêm 4 lần và họ đã thử nghiệm thành công tốc độ mạng lên tới 400Gb/s ở khoảng cách 12.800 km.
Trên lý thuyết đây là một nghiên cứu đầy hứa hẹn tuy nhiên nếu áp dụng vào thực tế sẽ yêu cầu phải xây dựng thêm cơ sở hạ tầng mới. Hiện nay chúng ta cũng chưa chắc chắn được rằng đây là kỹ thuật tốt nhất có thể áp dụng hay không. Tuy nhiên, một tín hiệu vui là rất nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu các phương pháp mới để thỏa mãn nhu cầu băng thông internet gần như "vô độ" của chúng ta hiện nay.
Tham khảo: Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"