Sống một mình, nuôi mèo, hay vừa làm vừa học? Đây là robot hút bụi phù hợp với từng kiểu người

    Tuấn Nguyễn,  

    Đừng hỏi robot này mạnh không, hãy hỏi “nó có hợp gu sống của mình không?”. Bởi trong thế giới smart home, hợp mới là thông minh.

    Trong suốt vài năm quan sát và tư vấn các thiết bị smart home cho người dùng Việt, tôi nhận ra một sự thật khá thú vị: robot hút bụi không chỉ là thiết bị làm sạch, mà còn là “tấm gương phản chiếu” phong cách sống của mỗi người. Không ít người dùng mua robot với kỳ vọng “dọn nhà thay mình hoàn toàn”, nhưng thực tế lại bỏ xó sau vài tuần vì chọn sai nhu cầu. Chính vì vậy, nếu bạn đang sống một mình, nuôi thú cưng, hay vừa học vừa làm tại nhà, việc chọn đúng robot hút bụi ngay từ đầu sẽ quyết định trải nghiệm của bạn, rằng đó là món đồ đáng giá, hay chỉ là một chiếc máy chạy lòng vòng rồi... gây phiền.

    Sống một mình, nuôi mèo, hay vừa làm vừa học? Đây là robot hút bụi phù hợp với từng kiểu người- Ảnh 1.

    Người sống một mình: Tối giản, nhưng không đơn giản

    Những người sống một mình, đặc biệt tại các căn hộ studio nhỏ dưới 40 mét vuông, thường tìm kiếm một thiết bị không rườm rà, dễ dùng, dễ thiết lập. Tuy nhiên, việc chọn robot hút bụi cho không gian nhỏ không có nghĩa là phải chấp nhận các tính năng sơ sài. Với đại diện như Xiaomi Robot Vacuum S40C, người dùng có thể tiếp cận công nghệ điều hướng laser (LDS) vốn chỉ có trên các mẫu cao cấp, giúp robot di chuyển mượt mà và tránh va chạm vào đồ đạc. Việc hút và lau đồng thời, kết hợp cùng khả năng chia vùng làm sạch qua ứng dụng Xiaomi Home, khiến S40C trở thành lựa chọn hợp lý cho những ai sống tối giản nhưng vẫn yêu cầu sự sạch sẽ trong từng chi tiết. Với mức giá chưa tới 4 triệu đồng, đây là lựa chọn "vào nghề" vừa đủ tinh tế cho người mới bắt đầu làm quen với thiết bị gia dụng thông minh.

    Sống một mình, nuôi mèo, hay vừa làm vừa học? Đây là robot hút bụi phù hợp với từng kiểu người- Ảnh 2.

    Nhà có thú cưng: Chọn đúng robot để khỏi "bó tay vì lông"

    Không phải ai cũng hiểu rõ nỗi khổ của những người nuôi chó mèo trong nhà: lông rụng, vụn đồ ăn, và những mảng bụi nhỏ bám chặt vào chân ghế, thảm hoặc gầm giường. Với nhóm người dùng này, một chiếc robot hút bụi thông thường sẽ nhanh chóng bộc lộ điểm yếu, đặc biệt là ở chổi chính dễ bị tóc và lông quấn rối. Xiaomi H40 sinh ra để giải quyết vấn đề này, với lực hút lên tới 10.000Pa cùng hệ thống chổi chống rối thông minh. Cảm biến chống rơi giúp robot an toàn khi nhà có bậc thềm, còn hộp bụi tự đóng gói dung tích lớn lên tới 4 lít có thể hoạt động tới 90 ngày mà không cần đổ – một ưu điểm rất thực tế khi chủ nhà thường xuyên đi làm cả tuần mới về. Đây là mẫu robot phù hợp cho người nuôi thú, giúp bạn không còn phải hì hục tháo chổi, gỡ tóc sau vài lần chạy như những dòng robot phổ thông trước đây.

    Sống một mình, nuôi mèo, hay vừa làm vừa học? Đây là robot hút bụi phù hợp với từng kiểu người- Ảnh 3.

    Người làm việc tại nhà: Robot chạy êm là bạn, không phải kẻ phá bĩnh

    Sống và làm việc trong cùng một không gian đòi hỏi thiết bị trong nhà phải “biết điều”. Với freelancer, sinh viên học online hay người làm việc từ xa, một chiếc robot hút bụi kêu ầm ầm, va vào chân bàn hay chạy lạc trong giờ họp Zoom có thể trở thành cơn ác mộng. Trong trường hợp này, Xiaomi S40C lại ghi điểm nhờ chế độ hút yên tĩnh, đủ để hoạt động vào ban ngày mà không gây mất tập trung. Ứng dụng Xiaomi Home hỗ trợ thiết lập lịch chạy cụ thể, thậm chí cho phép tạo vùng cấm để robot chỉ hoạt động trong khu vực được chỉ định. Điều này rất hữu ích nếu bạn cần robot làm sạch phòng khách trong khi đang làm việc tại phòng ngủ. Với người sống một mình mà lại ở nhà cả ngày, một chiếc robot biết “giữ im lặng đúng lúc” còn đáng giá hơn cả việc có lực hút cực mạnh.

    Sống một mình, nuôi mèo, hay vừa làm vừa học? Đây là robot hút bụi phù hợp với từng kiểu người- Ảnh 4.

    Gia đình trẻ: Ưu tiên sự tiện lợi và giảm thao tác thủ công

    Không giống như người độc thân, các gia đình trẻ, đặc biệt là gia đình có con nhỏ thường không có quá nhiều thời gian để chăm sóc robot sau mỗi lần chạy. Những yếu tố như dễ bảo trì, hộp bụi lớn, ít cần vệ sinh chổi là các tiêu chí quan trọng. Trong phân khúc tầm trung, Xiaomi H40 một lần nữa nổi bật khi cung cấp đầy đủ các yếu tố kể trên. Ngoài lực hút mạnh, chổi chống rối và hộp bụi tự động, H40 còn có khả năng lau xoắn đều và nâng khăn lau khi phát hiện thảm, giúp nhà có trẻ nhỏ luôn sạch mà không gây ướt thảm chơi. Nếu kết hợp với dock sạc tự giặt khăn (bản Pro), người dùng gần như không phải đụng tay tới robot trong suốt nhiều tuần. Đây là mức tiện nghi đáng mơ ước với bất kỳ cặp vợ chồng trẻ nào đang “chạy deadline” cả ở công ty lẫn trong... phòng bếp.

    Trong thế giới robot hút bụi, không có thiết bị nào là “tốt nhất cho tất cả”, chỉ có thiết bị “phù hợp nhất với chính bạn”. Một chiếc robot 10 triệu đồng vẫn có thể trở thành món đồ bỏ xó nếu không hợp gu sống, trong khi mẫu dưới 4 triệu như S40C lại mang đến sự hài lòng bất ngờ nếu được đặt đúng môi trường sử dụng. Vì vậy, trước khi hỏi robot này có hút mạnh không, hãy tự hỏi: “Nó có hợp với nhịp sống của mình không?”. Bởi lẽ, giữa muôn vàn công nghệ hiện đại, sự phù hợp luôn là yếu tố thông minh nhất.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ