Start-up Trung Quốc thử nghiệm thành công tên lửa mini

    Phục Hưng, Theo Tiền Phong 

    Trong suốt cuộc thử nghiệm tên lửa tái sử dụng cao 8,1m, các kỹ sư thuộc start-up LinkSpace, do các doanh nhân trẻ nhất trong lĩnh vực không gian Trung Quốc thành lập, đã sử dụng dây bằng vật liệu Kevlar để đảm bảo tên lửa hạ cánh an toàn.

    LinkSpace, một trong hơn 15 nhà sản xuất tên lửa tư nhân Trung Quốc, đã thể hiện những bước tiến chậm mà chắc, những bước đầu tiên hướng tới hình mẫu doanh nghiệp mới: phóng những tên lửa nhỏ, chi phí không quá đắt đỏ lên quỹ đạo.

    Nhu cầu đối với "vệ tinh nano" - nặng chưa đến 10 kg và một vài mẫu vật thể bay nhỏ cỡ hộp đựng giày, được mong đợi sẽ bùng nổ trong vài năm tới. Các doanh nghiệp tên lửa Trung Quốc đã tính toán rằng không nơi nào tốt hơn để phát triển các vật thể bay giá rẻ như quê nhà của họ.

    Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ phát triển vệ tinh thương mại, có thể sử dụng internet tốc độ cao trên thiết bị bay cho đến hướng dẫn vận chuyển hàng hóa. Các trường đại học sẽ hướng dẫn thí nghiệm và các công ty sẽ tìm kiếm những địa điểm xa xôi, thiết lập mạng lưới viễn thông cho các khách hàng nội địa tiềm năng của vệ tinh nano.

    Tại Mỹ, một nhóm công ty tên lửa nhỏ cũng phát triển các hệ thống phóng. Một trong những công ty lớn nhất, Rocket Lab, đã phóng 25 vệ tinh lên quỹ đạo. Hiện nay, chưa có công ty tư nhân Trung Quốc nào làm được điều này. Từ tháng 10, hai công ty LandSpace và OneSpace đã thử nhưng thất bại, phần nào cho thấy sự khó khăn mà các start-up không gian hiện đang phải đối mặt.

    Các công ty Trung Quốc đang tiếp cận các hệ thống phóng giá rẻ bằng nhiều cách khác nhau. Một số công ty như OneSpace đã thiết kế hệ thống phóng giá rẻ, sẵn sàng vận hành. Giám đốc LinkSpace kỳ vọng sẽ chế tạo được tên lửa tái sửa dụng, có thể bay trở về Trái Đất sau khi được phóng vào không gian, giống như tên lửa Falcon 9 của hãng SpaceX. Được biết, mỗi lần phóng, LinkSpace phải chi trả không dưới 30 triệu Nhân dân tệ (NDT) tương đương 4,48 triệu USD.

    Kinh phí cũng là rủi ro lớn nhất cho các doanh nghiệp này, bởi với một lần phóng thất bại, đồng nghĩa công ty sẽ sụp đổ. LinkSpace lên kế hoạch thử tên lửa tái sử dụng vào nửa đầu năm 2020, với độ cao lên đến ít nhất 100 km, sau đó sẽ có thể phóng lên quỹ đạo như tên lửa bình thường. Hiện nay, công ty này đang có mong muốn gây dựng khoản kinh phí lên đến 100 triệu NDT. Hiện tại, FutureAerospace, có trụ sở tại Bắc Kinh, đã đầu tư 10 triệu NDT cho LandScape.

    "Giá của các công ty tên lửa này thường cao, nhưng thường sẽ là họ cần bao nhiều, hàng trăm triệu, hay 10 triệu, hay chỉ vài triệu NDT, đều phụ thuộc vào mức độ phát triển của công ty đó", người sáng lập FutureAerospace Niu Min nhận định về thực trạng hoạt động của các start-up không gian Trung Quốc.

    Hiện nay, các nhà thầu quân sự Trung Quốc đang cố gắng chen chân vào thị trường tên lửa giá rẻ này. Tháng 12 vừa qua, Tổ hợp Công nghiệp và Khoa học Không gian Trung Quốc (CASIC) đã phóng thành công vệ tinh lien lạc vào quỹ đạo thấp, là vệ tinh đầu tiên trong số 156 vệ tinh mà CASIC dự định phóng cho đến năm 2022 để cung cấp sóng liên lạc đến các vùng nông thôn Trung Quốc, cũng như các quốc gia khác. Vệ tinh Hongyun-1 được phóng ở Tổ hợp Công nghệ và Khoa học Không gian Trung Quốc (CASC), nhà thầu không gian chính của Trung Quốc. Vào đầu tháng 4, Viện Công nghệ phóng tàu vũ trụ Trung Quốc (CALVT), nhà thầu phụ của CASC đã hoàn thành kiểm tra động cơ cho tên lửa Dragon, tên lửa thương mại đầu tiên và duy nhất cho đến nay của Trung Quốc. Có ít nhất 35 công ty tư nhân Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực tên lửa không gian.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ