Tình trạng nhân viên văn phòng, đặc biệt là các startup cày ngày, cày đêm, quên ăn, thiếu ngủ đang trở thành gánh nặng cho nền kinh tế của nhiều quốc gia.
Dẫn một nghiên cứu mới đây được công bố bởi Rand Europe, nền kinh tế Mỹ phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất từ xu hướng này, khi hàng năm mất 411 tỷ USD do nhân viên mệt mỏi hoặc nghỉ làm.
Theo đó, con số này chiếm 2,28% tổng GDP của nước Mỹ, đồng thời thống kê cho thấy mỗi năm nhân viên nước này nghỉ việc 1,2 triệu ngày.
Nhật Bản cũng là một quốc gia đang phải chịu ảnh hưởng của việc ngủ không đủ với 6.000 ngày làm việc bị mất mỗi năm, cùng chi phí ước tính lên tới 138 USD.
Thậm chí, ảnh hưởng tại đất nước mặt trời mọc còn trầm trọng hơn tại Mỹ do con số này chiếm tới 2,92% GDP. Tại Anh, các nhân viên thiếu ngủ cũng lấy đi 600.000 ngày làm việc cùng tổn thất 50 tỷ USD.
Nghiên cứu của Rand Europe bên cạnh đó còn nhắc đến các tác động tiêu cực về sức khỏe của tình trạng thiếu ngủ, khi chỉ ra rằng 13% trong số những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm qua đời sớm hơn những người dành 7 đến 9 tiếng để ngủ.
Được biết, nghiên cứu này kêu gọi các công ty nhận thức được rõ sự trầm trọng của vấn đề, tuyên truyền tới nhân viên sự quan trọng của giấc ngủ đồng thời khuyến khích xây dựng các phòng chuyên dùng cho nhân viên chợp mắt.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI