Startup mang tên "Trung thực" của nữ diễn viên Jessica Alba đứng bên bờ vực sau những lùm xùm về việc lừa dối dư luận
Lấy tên thương hiệu “The Honest Company” làm giá trị cốt lõi và lý do tồn tại nhưng startup này lại thất bại một cách thảm hại trong việc thực hiện lời hứa đó.
Honest Co., startup về sản phẩm tiêu dùng do nữ diễn viên Jessica Alba đồng sáng lập mới đây đã thông báo thay thế CEO (kiêm đồng sáng lập) đương nhiệm Brian Lee bằng một cựu lãnh đạo từ Clorox sau nhiều nỗ lực bán công ty nhưng không thành.
Jessica Alba
Đúng như cái tên “Honest”, công ty của Jessica Alba xây dựng thương hiệu theo cam kết sản phẩm không độc hại, thân thiện với môi trường và đặc biệt là tuyệt đối không sử dụng các chất hóa học có nguy cơ với sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, những khẳng định này đã bị một phóng sự của Wall Street Journal “bóc mẽ”, tiếp sau đó là một đợt thu sản phẩm lớn cùng nhiều kiện cáo từ chính khách hàng sử dụng.
Câu hỏi ở đây là, liệu nỗ lực khôi phục lần này có giúp Honest lấy lại được thương hiệu “chân thật” của mình?
Chỉ mới 1 năm trước, sản phẩm giặt tẩy của công ty đã bị phát hiện có chứa SLS, chất tạo bọt có trong tất cả các sản phẩm bình dân của Colgate-Palmolive, P&G hay Seventh Generation, dù nó thuộc danh sách chất cấm của Honest.
Công ty đã kịch liệt phản đối cáo buộc này và khẳng định họ chỉ dùng SCS chứ không phải SLS. Tuy vậy, các nhà hóa học lại cho biết bản thân chất SCS đã “chứa một hàm lượng lớn SLS”, theo ghi nhận của Wall Street Journal.
Mắc kẹt với chính tuyên bố của mình, Honest đã đưa ra hết phủ nhận này đến phủ nhận khác, thậm chí còn gọi bài điều tra trên Wall Street Journal là “thiếu thận trọng”, “khoa học lá cải”,… Trên thực tế, chính nữ CEO Elizabeth Holmes của Theranos với scandal lừa đảo dư luận gây chấn động trước đây cũng có phản ứng gần giống như vậy trước cáo buộc nghi ngờ công nghệ của Wall Street Journal. Và chắc hẳn ai cũng biết, các phòng thí nghiệm của startup y tế này đều đã bị đóng cửa, còn Holmes thì bị cấm hoạt động trong ngành.
Trong khi đó, Honest lại chọn cách âm thầm thay đổi thành phần sản phẩm giặt tẩy, từ nhãn mác cho đến thông tin trên website. Công ty vẫn một mực bào chữa về các sản phẩm thiên nhiên của mình ngay cả khi đối mặt với một số đơn kiện về việc quảng cáo sai sự thật và gắn nhãn mác lừa đảo người tiêu dùng. Chỉ 2 tháng trước, vụ thu hồi sản phẩm phấn rôm hữu cơ cho trẻ em sau gần 3 năm được bày bán khắp nơi đã dấy lên mối lo ngại về chất lượng các sản phẩm của hãng.
Những tranh cãi này đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng gọi thêm vốn của Honest. Kế hoạch IPO năm 2016 đã bị tạm hoãn; những cuộc thương lượng bán công ty với Unilever hay Clorox cũng không thành hiện thực. Cho đến nay, mặc dù đã gọi được tới 200 triệu USD vốn đầu tư nhưng Honest chưa bao giờ mang về lợi nhuận.
Vấn đề ở đây không chỉ là việc sử dụng chất bảo quản hay tạo bọt trong các sản phẩm mà chính là ở việc Honest đã lấy tên thương hiệu “The Honest Company” làm giá trị cốt lõi và lý do mình tồn tại, nhưng sau đó lại thất bại một cách thảm hại trong việc thực hiện lời hứa đó.
Các nhà đầu tư và người tiêu dùng đủ khôn ngoan để tránh xa những công ty như vậy. Ngay cả danh tiếng của ngôi sao “Thiên thần bóng tối” và vị CEO từng ký được đối tác với Kim Kardashian cũng khó có thể giúp Honest trong tình cảnh này. Tất cả giờ đây chỉ còn phụ thuộc vào vị CEO tiếp theo – với hy vọng mong manh ông có thể giúp Honest lấy lại sự thành thật và uy tín của mình với dư luận.
Tham khảo Entrepreneur
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín