Đó là một tấm séc trị giá 10.000 USD được gửi từ CEO của Adore Me dành tặng một nhân viên nữ vừa nghỉ việc.
Sau 3 năm làm việc, Julie Tracy muốn rời khỏi công ty khởi nghiệp hiện tại để đi du lịch. Công ty của Tracy - nhà bán lẻ đồ lót trực tuyến Adore Me đã tổ chức một bữa tiệc chia tay. Tracy nhớ lại mọi chuyện diễn ra bình thường cho tới khi: “Một tấm séc khổng lồ được mang đến cho tôi".
Đó là một tấm séc trị giá 10.000 USD được gửi từ CEO của Adore Me. "Tôi òa khóc", Tracy nhớ lại. "Thật tuyệt vời".
Adore Me có cách chia tay nhân viên nghỉ việc hết sức khác thường: Bằng một tấm séc.
Tháng này, công ty có trụ sở ở New York cũng đã gửi một tấm séc khác trị giá 10.000 USD cho một nhân viên làm việc lâu năm muốn nghỉ việc để đi khắp đất nước.
Điều kiện để được nhận món quà chia tay hào phóng này khá mơ hồ: “Chúng tôi sẽ gửi món quà này cho bất kỳ nhân viên nào làm việc chăm chỉ và nỗ lực hết mình với Adore Me”, CEO Morgan Hermand-Waiche khẳng định.
CEO Adore Me Hermand-Waiche:
Giống như nhiều chế độ phúc lợi mà các nhân viên nhận được ngày nay, món quà chia tay có phần hào phóng của Adore Me là tín hiệu cho thấy sự tồn tại của một nền văn hóa công sở hết sức tích cực.
Loại hình tổ chức này sẽ khiến nhân viên trung thành, làm việc chăm chỉ hơn trong một môi trường làm việc đáng mơ ước hơn.
“Đây là điều thật tuyệt vời đối với mỗi nhân viên tại công ty. Nó khiến họ sẵn sàng ở lại công ty”, theo Hermand-Waiche.
Nhưng có người sẽ lập luận rằng, rất có thể lý do họ rời đi là để nhận 10.000 USD. Để tránh trường hợp như vậy xảy ra Adore Me nói rằng họ sử dụng chế độ đãi ngộ này một cách có chọn lọc. Ngoài ra, CEO Waiche đặt một câu hỏi ngược lại rằng: Tại sao nhân viên muốn rời khỏi một công ty có chế độ đãi ngộ tốt như vậy được?
“Các công ty khởi nghiệp có rất nhiều sáng kiến trong vấn đề đãi ngộ cho nhân viên và thường tập trung vào văn hóa để tạo ra môi trường làm việc tuyệt vời nhằm thu hút nhân tài. Tuy nhiên là một người trong ngành, tôi có thể tìm ra được mọi lý do vì sao các công ty không muốn làm như vậy”.
Kết quả một khảo sát về tuyển dụng gần đây cho thấy tuyển dụng và giữ chân nhân tài là 2 khó khăn lớn nhất mà các công ty gặp phải. Đặc biệt với các công ty khởi nghiệp, chế độ đãi ngộ có thể là cách thu hút người giỏi bù đắp cho việc lương thấp và giờ làm nhiều.
Ở Adore Me, họ sẽ không tiết lộ số tiền các nhân viên được trả nhưng lại công khai những đãi ngộ tuyệt vời kèm theo như bữa ăn vào sáng thứ hai, phòng tập yoga tại nơi làm việc hay xe taxi miễn phí cho những ai làm muộn. Món quà chia tay của Adore Me thực chất không khác so với chính sách cho nghỉ khi sinh con ở nhiều công ty khác.
“Đây chỉ là một cách để nói lời cảm ơn. Một ngày nào đó họ sẽ quay trở lại và thậm chí nói với bạn bè của họ về chính sách này và biết đâu qua đó chúng tôi có thể tìm được những lãnh đạo xuất sắc cho công ty”.
“Tôi chưa từng chứng kiến việc nào tương tự như thế này trước đây. Nó không chỉ dành cho những nhân viên đã đến tuổi nghỉ hưu bởi Julie Tracy mới chỉ 23 tuổi. Một vài công ty như Zappos và Amazon thậm chí đã công khai "trả tiền để cho nhân viên nghỉ việc" nhưng chủ yếu nhắm tới những người kém năng lực và không vui vẻ khi làm tại công ty.
Adore Me lại đi theo một logic hoàn toàn đối lập. Thay vì sử dụng tiền để loại bỏ những nhân viên kém, "món quà chia tay" này là chiêu bài tâm lý rất hữu hiệu. Nó như một khoản tiền hứa hẹn để thúc đẩy thái độ làm việc hiện tại: Càng làm việc chăm chỉ thì khi muốn nghỉ việc bạn càng có cơ hội nhận được món quà giá trị”.
Một cách phổ biến hơn mà các công ty khởi nghiệp dùng để thưởng cho các nhân viên trung thành và gắn bó lâu dài với công ty là cổ phần tại công ty – nhưng Waiche không thích sử dụng hình thức này.
“Chúng tôi không muốn nhân viên phải chờ tới ngày IPO để nhận được thành quả cho công việc. Adore Me thực hiện theo cách của riêng mình dù chỉ có một vài nhân viên được chọn lựa nhận phần thưởng hào phóng này nhưng chúng tôi còn có các khoản tiền thưởng hàng năm khác và thăng chức cho những nhân viên làm hiệu quả.
Dĩ nhiên, những người nhận được khoản tiền chia tay của Adore cảm thẩy rất biết ơn. Tracy nói rằng: “Không quá khi nói rằng tôi thật sự yêu Adore Me. Khoản tiền 10.000 USD thậm chí lớn hơn gấp đôi so với ngân sách mà tôi có, nó giúp tôi mua các thiết bị và visa cho chuyến đi của mình".
Hiện Tracy lên kế hoạch dành ít nhất 8 tháng để ghé thăm các quốc gia trung và Nam phi.
Đôi khi sau đó các nhân viên quay lại làm việc ở đúng vị trí cũ. Như vậy công ty sẽ không phải đào tạo lại và bản thân họ cũng dễ hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp hơn.
Thêm vào đó, hành động thuê lại nhân viên cũ cũng thúc đẩy tinh thần cao độ. Waiche đã nói mong muốn Tracy sẽ quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ. Về phần mình, Tracy nói rằng cô sẽ tiếp tục làm công việc tư vấn bán thời gian cho Adore Me và cô cũng bỏ ngỏ khả năng sẽ quay lại làm việc toàn thời gian.
Dẫu vậy trong cuộc chiến giành giật nhân tài khó khăn như hiện tại, Elliott vẫn không cho rằng chế độ đãi ngộ tuyệt vời đối với nhân viên nghỉ việc như của Adore Me kể trên sẽ trở nên phổ biến.
“Bạn đang đùa tôi sao? Các công ty sẽ không sử dụng tiền như thế này. Khả năng cao là trò chơi sẽ kết thúc ở đây và nó chẳng có lợi gì cho doanh nghiệp cả. Có nhiều cách thức rẻ tiền hơn mà vẫn khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc".
Theo Trí Thức Trẻ/CafeBiz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?