Startup từng gây quỹ 50 triệu USD với tham vọng tạo ra tai nghe siêu thông minh đánh bại AirPods giờ đã ngậm ngùi tuyên bố đóng cửa
Sản phẩm Here One từng mang tham vọng đánh bại AirPods nhờ khoản vốn đầu tư 50 triệu USD đã bất bại hoàn toàn, thậm chí startup Doppler còn phải đóng cửa vì áp lực tài chính.
Hôm thứ Tư, Doppler tuyên bố đang trong quá trình tiến tới ngừng hoạt động hoàn toàn. Đây là startup tạo ra tai nghe Here One mang tham vọng đem đến sản phẩm siêu thông minh thay thế cho AirPods của Apple.
Thiết bị có những tính năng thông minh, như giảm tiếng ồn máy bay trong khi vẫn có thể nghe người đối diện nói, hay khả năng khuếch đại âm bass trong buổi hòa nhạc.
Dù sở hữu thiết kế tinh tế và nguồn vốn đầu tư 50 triệu USD, nhưng Here One vẫn thất bại vì doanh số èo ọt. Doppler cho biết chỉ bán ra 25.000 tai nghe. Các nhà đầu tư cảm thấy mất niềm tin nên không chịu rót vốn thêm nữa.
Giờ đây, công ty tuyên bố đóng cửa và dùng số tiền còn lại để nợ lương cho nhân viên. Thêm nữa, như một món quà tiễn biệt, Doppler đã phát hành ứng dụng cho phép Here One hoạt động như máy trợ thính.
Nhà sáng lập Noah Kraft của Doppler Labs, CEO Brian Hall và Phó chủ tịch KR Liu của Advocacy & Accessibility đã chia sẻ thẳng thắn về nguyên nhân thất bại của Here One và khả năng có hay không một startup cạnh tranh với Apple và Amazon.
Cảm xúc lẫn lộn
Kraft chia sẻ, “có chút gì đó thật trớ trêu buồn vui lẫn lộn” khi chứng kiến Google tung ra chiếc tai nghe không dây Pixel Buds.
Điểm nhấn ở Pixel Buds nằm ở khả năng dịch thời gian thực giống trong Star Trek. Doppler Labs đã rất nỗ lực để tạo nên sự khác biệt và hãng cảm thấy nuối tiếc khi chứng kiến “kẻ sinh sau” gặt hái tiếng vang dựa trên những ý tưởng mà mình ấp ủ.
“Tôi biết di sản của chúng tôi sẽ vẫn còn đó trong sản phẩm của các công ty khác và thứ chúng tôi khởi xướng đã giúp thúc đẩy điều đó”, Liu viết.
Nếu như Microsoft mang máy tính lên bàn làm việc của mỗi người, Apple thu nhỏ máy tính trong túi người dùng thì Doppler lại có tham vọng biến máy tính thành tai nghe. Liu nhận định, mảng kinh doanh tai nghe thông minh sẽ gặt hái kết quả mà ở đó, Doppler nổi lên như nhà tiên phong cho ý tưởng lớn.
“Tôi hy vọng ý tưởng mà Doppler tạo ra sẽ không bao giờ mất đi”, Liu nói.
Vậy lý do nào khiến công ty thất bại? Kraft đổ lỗi thất bại của Doppler bởi họ tham gia vào lĩnh vực phần cứng vốn rất khốc liệt, đòi hỏi số vốn khổng lồ và phải đương đầu với những ông lớn như Apple, Microsoft và Amazon. Không chỉ riêng Doppler mà ngay cả Jawbone hay Pebble cũng phải chịu áp lực nặng nề.
“Ở giai đoạn này, tôi sẽ không khuyên bất kỳ ai khởi nghiệp với mảng kinh doanh phần cứng”, Kraft trả lời tờ Business Insider cho biết.
Tuy nhiên, CEO Brian Hall của Doppler Labs lại nghĩ ngược lại, rằng không phải là không thể để bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp phần cứng ổn định. Ông nhận định, lý do lớn nhất khiến Here One thất bại nằm ở lỗi thiết kế khiến pin hoạt động kém hơn kỳ vọng, cộng thêm một số vấn đề về công nghệ sạc.
Hall với kinh nghiệm từng lãnh đạo nhóm phần cứng Microsoft Surface nhấn mạnh, bất kỳ ông lớn nào cũng gặp sai sót. Như chiếc Surface RT đầu tiên đã trở thành thất bại “kinh điển”. Sự khác biệt nằm ở khả năng tự đứng lên từ lỗi lầm ban đầu của Microsoft, trong khi Doppler có nguồn vốn hạn hẹp nên không đủ sức làm lại.
Ông đưa ra giả thiết, nếu Here One đạt doanh thu hàng ngàn sản phẩm thì công ty lẽ ra đã gom được nhiều tiền hơn. Nhờ đó mà hãng sẽ đủ tiềm lực để tung ra loại tai nghe trợ thính và dịch thuật nhằm tạo ra sự khác biệt. Hall tin rằng, đó là sản phẩm thậm chí còn vượt trội hơn cả AirPods của Apple và Pixel Buds của Google.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Bí ẩn y học: Trái tim được hiến tặng mách bảo chủ nhân mới tìm về nhà chủ nhân cũ, dù danh tính hai bên đã bị giấu kín
Câu chuyện có thật này nằm trong số những bí ẩn khó hiểu nhất của y học trong thế kỷ 20, mà cho tới tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng đi tìm một lời giải thích thỏa đáng.
"Camera iPhone 16 Pro Max chẳng khác đời trước", thực tế sử dụng ra sao?