Stephen Hawking nói rằng việc liên lạc với người ngoài hành tinh chứa đựng rất nhiều nguy hiểm
Hawking vẫn góp công không nhỏ trong cuộc tìm kiếm này, nhưng ông bày tỏ lo ngại cho tương lai loài người.
Nhắc tới khả năng của một nền văn minh tồn tại ngoài Trái Đất, ta thường nêu lên một cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ của các nhà khoa học cũng như việc nghiên cứu kỹ lưỡng từng biến chuyển lạ trên vũ trụ. Ta ít khi nhắc tới những hậu quả, những điều mà ta chỉ cho là “vật liệu” để làm phim hành động bom tấn.
Theo như nhà vật lý học Stephen Hawking, có lẽ ta nên dừng việc thiết lập liên lạc với người ngoài hành tinh lại. Chúng ta đang có thể tìm tới một nền văn minh cực kì tiên tiến, có khả năng xóa sổ hoàn toàn nhân loại này, đây không phải điều chắc chắn nhưng chắc chắn điều này có khả năng xảy ra.
Tin xấu là chúng ta vẫn đã và đang phát đi những tín hiệu như vậy ra ngoài vũ trụ, có lẽ vị trí chính xác của nền văn minh Trái Đất đã được nhiều thiên hà khác biết tới.
“Tôi càng lớn lên, càng gia đi, tôi lại càng bị thuyết phục rằng chúng ta không chỉ có một mình. Sau cả một quãng đời dài chìm trong thắc mắc, tôi hiện đang góp phần nhỏ trong nỗ lực toàn cầu để tìm ra sự thật đó”, giáo sư Stephen Hawking nói.
“Dự án Nghe ngóng Đột phá sẽ quét hàng triệu ngôi sao trên vũ trụ để tìm ra những dấu hiệu của sự sống, nhưng tôi đã biết rằng ta nên tìm ở đâu. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ nhận lại được một tín hiệu trả lời từ hành tinh Gliese 832c, nhưng chúng ta cũng nên cẩn thận với việc trả lời những tín hiệu ấy”.
Giáo sư Hawking đang nói tới dự án tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh đầy tham vọng được đầu tư bởi tỷ phú Yuri Milner, người đã đóng góp 100 triệu USD để duy trì hoạt động cho công cuộc tìm kiếm này. Hiện Dự án Nghe ngóng Đột phá đang nhắm tới Gliese 832c, một hành tinh cách chúng ta 16 năm ánh sáng và có khả năng tồn tại sự sống.
Không ai có thể phủ nhận cống hiến của Hawking cho công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh, nhưng ta phải kể tới việc giáo sư Hawking là một trong những người cực kì đề phòng trong việc liên lạc với người ngoài hành tinh.
Ông cho rằng hành động ấy hoàn toàn có thể gây nguy hại cho toàn bộ sự sống trên Trái Đất này. Một nền văn minh tiên tiến tới mức có thể liên lạc được với chúng ta sẽ coi loài người là một giống loài yếu đuối, một giống loài hạ đẳng và là một giống loài cực kì thích hợp cho việc xâm lược và cai trị.
“Nếu điều đó xảy ra, họ sẽ mang một sức mạnh không đo đếm được và họ sẽ nhìn chúng ta không khác gì cách con người nhìn vi khuẩn”, Stephen Hawking nói.
Bên cạnh đó, giáo sư lấy ví dụ về việc Columbus đã tìm ra Châu Mỹ như thế nào, ông đã làm gì với dân bản địa. Hawking đã sử dụng câu “kết cục không tốt đẹp lắm” để nói về sự kiện lịch sử này. Và nếu như mối nguy ấy có thật, ta có thể sử dụng lại câu nói ấy để nói về cái kết của nhân loại.
Cách đây không lâu, giáo sư Hawking cũng bày tỏ sự lo ngại về một mối nguy khác nằm ngay tại chính Trái Đất này, đó là trí tuệ nhân tạo đang ngày một tiên tiến. Nói về vấn đề này, “hoặc là nó sẽ là điều tuyệt vời nhất, hoặc là nó là điều tệ tại nhất từng xảy đến với nhân loại” là kết luận của giáo sư.
Sự lo lắng này cũng được nhiều chuyên gia khác hưởng ứng, trong đó có kỹ sư thiên tài Elon Musk.
Nỗi lo sợ này xuất phát từ việc các AI có khả năng tự học hỏi, và hoàn toàn có thể vượt qua khả năng “tầm thường” của loài người. Chúng ta dựa vào quá trình tiến hóa sinh học chậm chạp để tiến lên đỉnh cao của muôn loài, robot thì không phụ thuộc vào điều đó.
Dù rằng chúng sẽ phụ thuộc vào con người ở một thời điểm nào đó, nhưng con người với những cảm xúc phức tạp thì không hoàn hảo, và một cỗ máy tính toán lạnh lùng thì ít khi gặp sai sót.
Dù là những lời cảnh báo này vẫn mang tầm vĩ mô và thậm chí, mang tầm vũ trụ nhưng chúng ta vẫn nên hiểu được tầm quan trọng của chúng, trước khi cụm “nên hiểu” biến thành “phải hiểu”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"