Năm 1985, Steve Jobs đã có một quyết định khiến ông mất một khoản tiền khổng lồ.
Khi ông trùm công nghệ/nhà đồng sáng lập Apple, Steve Jobs, qua đời vào năm 2011, ông để để lại cho người vợ Laurene Powell Jobs số tài sản kếch xù trị giá 14,1 tỉ USD - đủ để khiến bà trở thành 1 trong 50 người giàu nhất thế giới.
Steve Jobs.
Tuy nhiên mấy ai biết được rằng Steve Jobs đã có cơ hội giàu hơn cả Bill Gates vào thời điểm hiện tại nếu ông ta không phạm sai lầm trong quá khứ.
Job đã cùng với Steve Wozniak sáng lập ra Apple vào 40 năm trước (1/4/1976). Công ty công nghệ trẻ tuổi này đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư thời bấy giờ và nó đã trở thành công ty cổ phần vào năm 1980. Lúc đó, Jobs nắm giữ khoảng 11% cổ phiếu Apple, có giá trị tương đương 130 triệu USD vào thời ấy.
Không may, Jobs đã bị ép rời khỏi chính công ty của mình vào năm 1985 sau cuộc tranh cãi với hội đồng quản trị và CEO John Sculley. Sau cuộc tranh cãi, Jobs đã bán hết toàn bộ số cổ phiếu của ông và chỉ giữ lại 1 cổ phiếu để có thể đi dự cuộc họp hàng năm của Apple. Số cổ phiếu mà ông bán có giá trị 66 tỉ USD vào thời điểm hiện nay, chưa bao gồm cổ tức công ty chi trả hàng năm.
Nhưng đó không phải là lần duy nhất Jobs làm điều đó. Vào năm 1996, ông đã mua lại 1,5 triệu cổ phiếu Apple sau khi bán công ty Next Software của mình, với giá trị tổng cộng 400 triệu USD. Sau đó ông gia nhập lại Apple với vai trò cố vấn cao cấp và bán đi 1,5 triệu cổ phiếu đó vào năm tiếp theo sau khi đã hết hy vọng ở công ty. "Tôi từ bỏ mọi hy vọng khi hội đồng quản trị Apple chẳng làm được điều gì", Jobs chia sẻ với đầu báo Time.
Tuy nhiên việc Jobs đã bán toàn bộ số cổ phiếu vào năm 1985 giúp ông mua được xưởng làm phim nhỏ có tên Pixar từ Lucasfilm với giá trị 5 triệu USD, và rồi sau khi Jobs khiến nó thành công, ông đã bán lại công ty cho Disney với giá 7,4 tỉ USD. Gần 8% cổ phiếu của ông ở Disney có được trong thương vụ mua bán giờ đây có giá trị 12,7 tỉ USD, chiếm khoảng 90% số tài sản Jobs để lại cho vợ.
Tuy lớn như thế nhưng nó vẫn chưa là gì so với số tiền lẽ ra Jobs có được khi ông không bán số cổ phiếu của mình vào năm 1985.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI