Steve Jobs, Sex And The City và câu chuyện về logo lộn ngược của Apple, mở đầu cho xu hướng đặt logo laptop của cả thế giới
Giới lãnh đạo Apple đã từng "vắt óc suy nghĩ" xem nên thiết kế logo Táo khuyết theo chiều người dùng hay dựa vào góc nhìn của người xung quanh.
Gượm đã, trước khi đọc bài này, hãy nhìn xuống chiếc laptop của bạn, logo của nó hoàn toàn bình thường đúng không? Thật ra trước khi Steve Jobs thực hiện một thay đổi mang tính lịch sử, thì logo laptop đều như thế này cơ:
Apple tôn thờ triết lý thiết kế hoàn hảo với những chiếc máy tính và điện thoại thông minh luôn tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Tất cả đều hướng tới mục đích tạo cảm giác thoải mái nhất cho khách hàng. Như thể, đó là lựa chọn hoàn hảo mà không còn cách nào tốt hơn.
Nếu bản thân thấy hình quả táo lộn ngược như vậy thì người khác sẽ thấy nó đúng chiều
Dĩ nhiên, xung đột trong tư duy thiết kế đã xuất hiện. Đồng sáng lập Steve Jobs được biết đến như người cầu toàn, luôn muốn mọi thứ trông phải thật tươm tất. Ông từng tỉ mỉ bố trí các bo mạch bên trong máy Macintosh đầu tiên vô cùng ngăn nắp và đẹp mắt dù biết chẳng mấy khách hàng chịu bỏ thì giờ mở máy ra xem. Họ cũng hiếm khi được “chiêm ngưỡng” thiết kế bo mạch của Apple.
Rất nhiều giai thoại thú vị xung quanh huyền thoại Steve Jobs, đặc biệt sau khi ông qua đời. Nhưng nổi bật nhất trong số đó phải kể đến câu chuyện về logo Apple từng phải “nâng lên đặt xuống” nhiều năm trời.
Điều này được nhắc tới trong bài báo của Bloomberg nói về văn hóa sùng bái Apple trong Hollywood và sự gia tăng xuất hiện thương hiệu Táo khuyết trong những bộ phim bom tấn. Cây viết Peter Burrows và Andy Fixmer đã mô tả chi tiết cuộc đấu tranh nội tâm của giám đốc tiếp thị Apple Jon Holtzman trong suốt thập niên 90 vì phải sắp xếp các sản phẩm xuất hiện trong các bộ phim của Hollywood.
Holtzman đã vận động ban quản trị Apple để đưa thiết bị chủ lực lên màn ảnh, nhưng khi đến các studio thì biểu tượng trên Powerbook lại lộn ngược trên ống kính camera và tất nhiên là cả lúc trình chiếu phim.
Đó là chi tiết mà vị quản lý mảng tiếp thị Apple cần chú ý bởi nó ảnh hưởng tới hình ảnh công ty. Vì vậy, ông quyết định đặt lại logo trên Powerbook sao cho nó hiển thị đúng nhất.
Holtzman hơn một lần thúc giục giới chóp bu điều chỉnh biểu tượng Táo khuyết cho tới mãi đến năm 1997 khi Steve Jobs trở lại công ty để thay đổi mọi thứ.
Thảo luận nghiêm túc về chiều của logo
Sau khi xuất bản bài xã luận trên Bloomberg, cựu nhân viên Apple Joe Moreno đã cung cấp thêm thông tin chi tiết về những gì đã xảy ra bên trong đại bản doanh của Táo khuyết tại 1 Infinite Loop.
Trong bài đăng trên blog của mình, Moreno chia sẻ, 10 năm trước, các đội thiết kế của Apple thông qua chương trình “Can We Talk?” đã tổ chức buổi tranh luận về vị trí logo ở mặt sau máy tính xách tay.
“Tại sao logo Apple lại lộn ngược khi mở laptop lên?”
Moreno viết:
“Chúng tôi được nhóm thiết kế Apple chia sẻ rằng họ nhận thấy vấn đề nghiêm trọng liên quan tới trải nghiệm người dùng, cụ thể đội đã nghiên cứu vị trí đặt logo và nhận thấy điều không ổn. Nếu logo Apple được đặt đúng chiều theo hướng người dùng khi gập máy thì lúc mở lên nó sẽ bị lộn ngược. (Nếu hiện đang sử dụng máy tính xách tay Táo khuyết được sản xuất trong 8 năm qua, bạn sẽ thấy sau khi gập màn hình lại thì logo bị lộn ngược, nhưng nếu mở lên thì nó lại đúng chiều).
Vậy tại sao nó lại là vấn đề đáng quan tâm? Steve Jobs luôn chú trọng tìm hiểu để mang tới trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể và ông tin rằng điều quan trọng là làm hài lòng người dùng chứ không phải từ ánh nhìn của người xem.
Rõ ràng sau vài năm, Steve đã đảo ngược quyết định của mình.”
Moreno lấy dẫn chứng bộ phim Sex And The City làm ví dụ điển hình cho vấn đề logo lộn ngược. Ông đã tham gia cùng cựu nhân viên quảng cáo Apple Ken Segall trong quá trình giải quyết khúc mắc này.
Suy nghĩ ngược của Apple
Segall đã có bài viết tương tự vào cuối năm ngoái với tựa đề “Suy nghĩ đảo ngược của Apple” thừa nhận Táo khuyết đã “mắc phải một vài sai lầm trong những ngày đó”.
Segall nhớ lại một buổi gặp định kỳ với Steve Jobs khi vị huyền thoại này đã nhờ đưa ra lời khuyên cho bài toán hóc búa:
Điều đó rất quan trọng, nên đặt logo Apple đúng chiều so với người dùng trước khi mở PowerBook lên hay cho mọi người xung quanh nhìn vào lúc máy tính đang làm việc?
Ngày nay, câu trả lời đã rất rõ ràng. Mọi chiếc laptop đều thiết kế logo đúng chiều khi mở máy. Nhưng trước thời điểm Steve Jobs "cách tân" cách đặt logo, mọi chuyện phức tạp hơn bạn tưởng nhiều.
Do ưu tiên hàng đầu luôn là người dùng nên lúc đầu, biểu tượng Táo khuyết được đặt “lộn ngược” ở mặt sau. Steve Jobs đã suy nghĩ lại triết lý này. Nếu bước vào quán café hay khu văn phòng, nếu nhìn thấy logo trên máy tính lộn ngược nó sẽ ăn sâu vào tâm trí mọi người.
Cả Moreno và Segall đều nhớ lại quyết định thay đổi với những cảm xúc lẫn lộn.
“Nếu bắt đầu mở máy tính lên mà thấy logo đảo ngược thì cảm giác như có cái gì đó sai sai, nhưng nó chỉ kéo dài trong vài giây. Tuy nhiên, người khác nhìn vào mà thấy logo lộn ngược thì sẽ trở thành nỗi ám ảnh vô hạn”, Moreno viết trong bài đăng của mình.
“Khi nhìn lại, đó như lằn ranh trong cảm giác phân vân giữa cái gì đó đã sai nhưng dường như vẫn có vẻ như đúng. Steve Jobs từng vật lộn với quyết định này chỉ để chứng minh một điều: Nhìn ra sai lầm từ quá khứ để làm cho đúng dễ dàng hơn nhiều so với việc phải đánh giá thứ gì đó đang hiện hữu”, Segall chia sẻ.
Vậy đó, chỉ một chi tiết nhỏ như vậy cũng khiến Steve Jobs phải đau đầu suy nghĩ để thấy Apple chăm chút tới thiết kế như thế nào.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI