5*10^158 còn cho ra kết quả lớn hơn số lượng nguyên tử được ước tính trong toàn vũ trụ. Toán học không khô khan như bạn nghĩ, trái lại nó cực kỳ nghệ thuật và liên quan mật thiết đến hội họa.
Những tác phẩm dưới đây được Sergej Stoppel thực hiện, nghề nghiệp chính của anh chàng này là coder, tuy nhiên phải là họa sĩ vẽ tranh bằng "code" mới đúng.
Trong lúc rảnh rỗi, Sergej sẽ "dạy" con robot tên là Karel của mình vẽ tranh bằng bút bi. Hình ảnh "input" được chia thành nhiều ô vuông nhỏ, sau đó Karel sẽ chọn ngẫu nhiên phong cách tạo hình cho mỗi ô vuông khác nhau. Sử dụng thuật toán, với mỗi bức ảnh thì Karel có thể tạo ra hơn 5*10^158 kết quả khác nhau, tương ứng với bấy nhiêu cách tạo hình.
Con số này còn lớn hơn số lượng nguyên tử được ước tính trong toàn vũ trụ! Có nghĩa là, mỗi bản vẽ của Karel sẽ là duy nhất.
Kết quả là bức tranh khá lộn xộn và hỗn loạn, nhưng vẫn có thể nhận ra chủ thể và trông rất bắt mắt (đặc biệt khi quan sát ở khoảng cách phù hợp).
Karel chỉ đơn giản sử dụng bút bi (sharpie) để vẽ từng khối vuông, con robot này có thể vẽ trong 5 giờ liền mà "không cần nghỉ ngơi hay uống cà phê", Sergej cho biết.
Thông thường, mỗi bức tranh sẽ được ghép lại từ 25 phần khác nhau
Nhìn qua thì rất khó để tưởng tượng ra đó là hình thù gì, cho đến khi chúng được hoàn thiện
Giờ thì chủ thể trong bức tranh đã hiện ra
Bức tranh sau khi hoàn thiện
So sánh giữa hình ảnh "input" và "output", trông thật rời rạc và hỗn loạn nhưng chúng ta vẫn có thể nhận ra chủ thể
Chân dung của ca sĩ David Bowie
Chân dung vai diễn sát thủ huyền thoại của Jean Reno trong bô phim "Léon: The Professional"
Một người đàn ông vô gia cư
Chân dung nữ diễn viên Alicia Vikander
Chân dung của người mẫu Barbara Palvin
Theo Bored Panda
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín