Sự kiện đèo Dyatlov: Tai nạn leo núi kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 8 - Phần cuối)
Sự kiện đèo Dyatlov là tên gọi của một vụ án, trong đó những người đi bộ leo núi đã chết một cách bí ẩn vào năm 1959 ở bắc dãy núi Ural.
- Sự kiện đèo Dyatlov: Tai nạn leo núi kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 1)
- Sự kiện đèo Dyatlov: Tai nạn leo núi kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 2)
- Sự kiện đèo Dyatlov: Tai nạn leo núi kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 3)
- Sự kiện đèo Dyatlov: Tai nạn leo núi kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 4)
- Sự kiện đèo Dyatlov: Tai nạn leo núi kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 5)
- Sự kiện đèo Dyatlov: Tai nạn leo núi kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 6)
Trong phần cuối cùng này của sự kiện đèo Dyatlov, chúng ta hãy cùng giải đáp những thắc mắc và những bí ẩn vẫn chưa có lời giải đối với nhóm 4 người được phát hiện ở gần hố tuyết.
1) Tại sao lưỡi của Lyudmila Dubinina đã bị biến mất, trong khi đó Semyon Zolotaryov thì bị mất hai nhãn cầu. Và những phần còn thiếu này vẫn chưa được tìm thấy?
Câu hỏi này dễ khiến cho nhiều người hình dung tới những điều đáng sợ, nhưng trên thực tế, đây lại là câu hỏi có thể dễ dàng giải thích nhất. Trước khi trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải bỏ qua cụm từ "cái lưỡi bị xé ra" được nhắc đến trong rất nhiều bài viết về sự kiện đèo Dyatlov trên Internet. Xét cho cùng, trong báo cáo khám nghiệm tử thi ban đầu của Dubinina, chỉ có duy nhất mọt cụm từ đề cập đến cái lưỡi: "the tongue is absent" (lưỡi đã biến mất). Trong khi đó, các vết thương khác trên cơ thể của nạn nhân được đánh dấu và giải thích một cách rất chi tiết, điều đó cho thấy các bác sĩ pháp y không ngạc nhiên vì thi thể bị chôn vùi trong tuyết suốt ba tháng thiếu một số bộ phận cơ thể.
Có thể giải thích rằng, cái xác đã bị ngâm trong dòng nước chảy trong ba tháng, lưỡi của nạn nhân bị đóng băng trong môi trường cực kì lạnh và sau đó nó vỡ ra rồi bị cuốn trôi theo dòng nước, khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra. Và điều này cũng có thể lý giải được cho việc tại sao Semyon Zolotaryov bị mất hai nhãn cầu.
2) Tại sao quần áo của nhóm 4 người lại chứa hàm lượng phóng xạ cao?
Tổng cộng ba mẫu vật được phát hiện có thành phần phóng xạ bất thường tại hiện trường:
1. Chiếc áo len màu nâu trên thi thể của Dubinina: 9900 decays/min 150 cm2.
2. Quần của Aleksander Kolevatov: 5000 decays/min 150 cm2.
3. Thắt lưng áo len của Aleksander Kolevatov: 5600 decays/min 150 cm2.
Giá trị phóng xạ của ba mẫu vật này cao hơn giá trị bất thường từ hai đến ba lần. Chiếc áo len trên thi thể của Dubinina trên thực tế lại thuộc về Yuri Krivonischenko trong nhóm hai người thiệt mạng đầu tiên. Dãy núi Bắc Ural từng xảy ra tai nạn nổ chất thải hạt nhân - thảm họa Kyshtym (tai nạn rò rỉ nhà máy điện hạt nhân ở Liên Xô vào cuối những năm 1950, đây là tai nạn rò rỉ hạt nhân nghiêm trọng thứ ba trong lịch sử nhân loại, chỉ đứng sau sự cố nhà máy điện Fukushima Icủa Nhật Bản và thảm họa Chernobyl ở Pripyat, Ukraina). Xem xét sự phát tán và rơi của bụi hạt nhân, không thể không gây ra ô nhiễm hạt nhân cho xác chết của các nạn nhân.
Trên thực tế trong quá trình điều tra, tổ điều tra phát hiện ra rằng Yuri Krivonischenko và Aleksander Kolevatov đều tình cờ làm trong nhà máy điện hạt nhân. Nên rất có thể lượng phóng xạ tồn tại nói trên đến từ hai thành viên này.
Ngoài ra, ngay từ phần đầu tiên khi giới thiệu các thành viên của đoàn leo núi, đã có xuất hiện một người hoàn toàn khác so với 9 thành viên còn lại, đó chính là Semyon Zolotaryov. Trong khi tất cả các thành viên khác của đoàn leo núi đều là sinh viên đại học của Học viện Công nghệ Ural, ở độ tuổi 20, nhưng Zolotaryov lại là một cử nhân 38 tuổi, và đang là giảng viên cho một trung tâm du lịch.
Hơn thế nữa, còn có rất nhiều chi tiết kỳ lạ về Zolotaryov:
1. Khi tham gia đội leo núi, anh ta không nói tên thật của mình mà dùng bút danh là "sasha".
2. Anh ta có rất nhiều tiền mặt và tài liệu trong ba lô.
3. Anh ấy có những hình xăm trên cơ thể (điều này rất hiếm ở Liên Xô vào thời điểm đó). Trong số đó có từ DAERMMUZAUAYA (bảng chữ cái Cyrill là ДАЕРММУАЗУАЯ, không có trong bất kỳ ngôn ngữ tự nhiên nào được biết đến bao gồm từ này).
4. Anh ấy đã tham gia Mặt trận phía Đông (Chiến tranh Xô - Đức) và sống sót, nhưng những người đồng đội cùng lứa của Zolotaryov chỉ có tỷ lệ sống sót là 3%.
Chính vì những lý do này mà sự thật về người đàn ông 38 tuổi nói trên trở thành một bí ẩn mà nhiều đồn đoán về anh ta đã lan truyền một cách hết sức nhanh chóng. Nổi tiếng nhất là những đồn đoán trong cuốn sách "Dyatlov Pass" do nhà văn người Nga - Alexei Rakitan viết. Trong đó có đề cập đến việc ba điệp viên của KGB thực sự đã cải trang thành những thành viên của đoàn leo núi và mục đích của họ khi đến dãy núi Ural là để liên lạc với các nhân viên CIA, còn leo núi chỉ là phương tiện để họ che giấu danh tính.
Tuy nhiên, việc liên lạc với người Mỹ gặp trục trặc, do đó CIA đã sử dụng các biện pháp bạo lực để giết toàn bộ đội leo núi, và Liên Xô đã thực hiện rất nhiều "chiêu" tại hiện trường vụ án để che dấu các hoạt động của KGB và CIA, chẳng hạn như làm giả quần áo phóng xạ. Một số vật chứng quan trọng bị mất tại hiện trường, mục đích là để biến sự kiện này thành một vụ án bí ẩn xoa dịu dư luận cũng như ngăn cản những người tò mò phát hiện ra sự thật. Và hiển nhiên với những lời đồn đoán này trong cuốn sách của ông, nó đã gây ra những hậu quả lớn ở Nga, bởi vì nó hoàn toàn đáp ứng được kỳ vọng của công chúng về sự kiện này. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng sự suy đoán này cũng hoàn toàn vô căn cứ giống như việc đổ lỗi cho UFO trong sự kiện đèo Dyatlov.
Trên thực tế, đến thời điểm này, tác giả của cuốn sách "Dyatlov Pass" cũng phải thừa nhận rằng sự kiện đèo Dyatlov là vụ án bí ẩn nhất, kỳ lạ nhất mà ông từng được biết. Trong quá trình viết cuốn sách, Alexei Rakitan đã lật lại hoàn toàn những kết luận mà ông đã suy luận cẩn thận vài lần. Bởi nhà văn người Nga này nhận thấy rằng dù có suy luận như thế nào đi nữa thì cuối cùng sẽ luôn có một hoặc hai bí ẩn không thể giải thích được. Cuối cùng, sau khi trao đổi rất nhiều thông tin và lý thuyết, Alexei Rakitan đã cố gắng hết sức mình để đưa ra một lời giải thích mà bản thân nghĩ là hợp lý hơn, mặc dù ông nghĩ rằng những giải thích này có thể là sai lệch so với những gì thực sự xảy ra rất nhiều.
Nhưng bất kể sự thật ra sao, thì đây vẫn là một vụ án bí ẩn vẫn chưa có lời giải. Những gì có thể xác nhận chắc chắn chỉ là 9 cái tên của thành viên đoàn leo núi. Sự kiện đèo Dyatlov sẽ còn mãi trong dòng sông dài của lịch sử, nhắc nhở thế hệ mai sau không quên bi kịch bí ẩn này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming