Sự kiện Virtualand của Vingroup công bố loạt công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến, hướng tới một "kỷ nguyên không chạm"
Tất cả những công nghệ được VinBigData giới thiệu đều nhằm một mục đích chung hiện đại hóa doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của người dùng công nghệ trong tương lai.
- Trí tuệ nhân tạo đang trở thành ‘món khoái khẩu mới’ của các quỹ mạo hiểm: ‘Cơn lốc’ đầu tư đã bắt đầu!
- Nói chuyện với ‘chính mình trong quá khứ’ bằng cách cho trí tuệ nhân tạo xem nhật ký thời thơ ấu
- FPT Software giới thiệu giải pháp trí tuệ nhân tạo toàn diện cho nhà máy thông minh
- Trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới bị qua mặt trong môn cờ vây chỉ bằng một 'thủ thuật cỏn con'
- Trí tuệ nhân tạo càn quét bộ môn cờ tướng, hai kiện tướng hàng đầu Trung Quốc thất thủ
Dựa trên thành quả từ Viện Nghiên cứu Dữ liệu Lớn của Tập đoàn Vingroup, đặc biệt là những thành công trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và khoa học dữ liệu, VinBigData đã phát triển thành công nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ xử lý hình ảnh và xử lý ngôn ngữ để phục vụ đời sống và sản xuất.
Trong những nỗ lực ban đầu, VinBigData đã công bố các dịch vụ Chatbot, Callbot, trợ lý ảo ViVi, Camera AI... để đáp ứng các yêu cầu cho hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ của Vingroup nói riêng và phục vụ cộng đồng nói chung trên nhiều lĩnh vực.
Xử lý ngôn ngữ và tiếng nói là lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn của VinBigData. Kết hợp thế mạnh này với hàng chục nghìn giờ dữ liệu giọng nói chất lượng cao, VinBigData đã cho ra mắt trợ lý ảo thuần Việt cho các sản phẩm xe điện do VinFast sản xuất. Sau một thời gian thử nghiệm ứng dụng, VinBigData tiếp tục kết hợp trợ lý ảo vào ứng dụng Vinhomes Resident và website Vinhomes Online, hỗ trợ cư dân và khách hàng thực hiện nhiều tác vụ tiện ích.
"Với khả năng làm chủ dữ liệu lớn, tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo, chúng ta hoàn toàn có thể tham vọng về tương lai phát triển hệ sinh thái đa ngành, với những sản phẩm - giải pháp công nghệ ưu việt giải quyết bài toán cho nhiều doanh nghiệp trong nước và khu vực", Giáo sư Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học VinBigdata, Vingroup nói với báo giới.
Tại sự kiện Virtualand mới diễn ra cách đây không lâu, tập đoàn Vingroup tiếp tục công bố thêm chi tiết về những dự án trí tuệ nhân tạo của mình. Cụ thể là nền tảng VinBase và hệ sinh thái Vizone.
VinBase - nền tảng trí tuệ nhân tạo đa nhận thức toàn diện
VinBase là nền tảng trí tuệ nhân tạo đa nhận thức toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ sinh thái bao gồm các sản phẩm công nghệ cao như trợ lý ảo ViVi, Chatbot, Callbot và API.
Có sẵn lợi thế về dữ liệu giọng nói và khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, VinBase đáp ứng các yêu cầu cho hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ của Vingroup nói riêng và các dịch vụ cộng đồng nói chung. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tận dụng khả năng xử lý của trí tuệ nhân tạo để bắt kịp xu hướng thương mại đa kênh, bên cạnh nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Trong thời đại số, đa phần doanh nghiệp đã quen với chatbot - những hệ thống trò chuyện tự động có thể trả lời khách hàng theo kịch bản cho trước. Nhưng việc ứng dụng Callbot - một giọng nói ảo đáp lời khách hàng - có lẽ vẫn còn mới.
Callbot của VinBase là giải pháp trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tổng đài trả lời khác hàng. Ứng dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Callbot có thể tạo lập các câu thoại (theo kịch bản) và phản hồi lại bằng giọng nói như người thật.
Vizone - hệ sinh thái giải pháp phân tích hình ảnh
Bên cạnh hệ thống xử lý ngôn ngữ bằng trí tuệ nhân tạo là hệ thống xử lý hình ảnh bằng AI. Vizone là hệ sinh thái các giải pháp phân tích hình ảnh ứng dụng cả trí tuệ nhân tạo và công nghệ thị giác máy tính (computer vision).
Các ứng dụng của Vizone bao gồm nhận diện khuôn mặt, giám sát an ninh, phân tích hành vi khách hàng, định danh khách hàng điện tử và nhận dạng giấy tờ tùy thân.
Hệ sinh thái Vizone bao gồm các sản phẩm nâng tầm trải nghiệm như Vizone Access và Vizone Lens. Phát triển bởi VinBigData, Access là giải pháp kiểm soát lượt ra, vào bằng khuôn mặt. Nó có thể hỗ trợ hoạt động chấm công hàng ngày cũng như nhận diện khách hàng ra vào cửa.
Còn Vizone Lens là giải pháp hỗ trợ định danh khách hàng, đồng thời nhận dạng và trích xuất thông tin từ giấy tờ, biểu mẫu, … một cách nhanh chóng và chính xác.
Lời kết
Tất cả những công nghệ được VinBigData giới thiệu đều nhằm một mục đích chung: hiện đại hóa doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của người dùng công nghệ trong tương lai.
Sự kiện Virtualand nêu bật tiềm năng của một tương lai không chạm, nơi người dùng cũng như doanh nghiệp có thể trực tiếp tương tác với công nghệ mà không cần những cú chạm vật lý; khả năng nhận diện khuôn mặt, giọng nói, trích xuất dữ liệu từ hình ảnh, … sẽ tạo ra một trải nghiệm xuyên suốt có người sử dụng.
Theo lời Tiến sĩ Đào Đức Minh, Tổng giám đốc VinBigData, nỗ lực ứng dụng công nghệ mới của Vingroup đại diện cho “tham vọng kiến tạo các sản phẩm, giải pháp giải quyết các bài toán của người Việt, tạo nên một cuộc cách mạng về chuyển đổi số không chỉ tại Việt Nam mà còn trong khu vực và trên thế giới”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android