Từ vị trí một trong những CEO trẻ nhất thế giới, hiện Michael Dell sở hữu tài sản ròng 20 tỷ USD và mới hoàn tất thương vụ mua lại trị giá 67 tỷ USD.
Sinh ngày 23/2/1965 tại Houston (Texas, Mỹ) với niềm yêu thích đồ điện tử từ nhỏ. Năm 15 tuổi, Dell đã mua một trong những chiếc máy tính Apple đầu tiên và tháo tung ra để thử xem có thể lắp lại như cũ không.
Khi học trung học, ông làm thêm công việc bán báo (đăng ký mua báo định kỳ). Sau khi tìm ra cách tiếp cận nguồn khách hàng vốn chưa được khai thác, Dell được trả 18.000 USD chỉ trong một năm.
Dù từng chỉ yêu thích máy tính, Dell đăng ký vào trường đại học Texas tại Austin vào năm 1983. Ông dành thời gian rảnh để nâng cấp máy tính và bán cho bạn cùng phòng ở ký túc xá. Việc này mang về cho Dell 180.000 USD chỉ trong tháng đầu tiên. Dù sau đó Dell không quay lại học tiếp năm học thứ 2, năm 1999, Dell quay lại ký túc xá và chụp bức ảnh này.
Năm 1984, Dell chính thức mở PC's Limited - công ty sớm trở thành một trong những công ty tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ với doanh thu hơn 6 triệu USD trong năm đầu tiên hoạt động.
Năm 1987, ông đổi tên công ty thành Dell Computer Corp. Doanh số công ty tiếp tục tăng. Năm 1988, công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, huy động được 30 triệu USD và Dell kiếm được 18 triệu USD. Năm 1992, ở tuổi 27, Dell trở thành CEO trẻ nhất điều hành một trong ty thuộc nhóm Fortune 500.
Năm 1988, Dell "xem mắt" nhà thiết kế thời trang đến từ Dallas tên Susan Lieberman. Cả hai ngay lập tức có cảm tình với nhau. "Đa số những người tôi từng hẹn hò nói về bản thân họ rất nhiều và luôn có gắng gây ấn tượng với tôi", Susan chia sẻ với tờ Texas Monthly. "Anh ấy là người tốt nhất tôi từng gặp". Hai người kết hôn vào tháng 10/1989 và có với nhau 4 người con.
Con trai Zack Dell của ông cũng nối nghiệp cha. Năm 2014, ở tuổi 17, Zach đồng sáng lập Thread - một ứng dụng hẹn hò và nay là ứng dụng chia sẻ hình ảnh.
Đây là dinh thự rộng hơn 3.000 m2 bên ngoài ngoại ô Austin. Người địa phương gọi đây là "Pháo đài" bởi nó nằm trên đỉnh đồi và có hệ thống an ninh nghiêm ngặt. Dinh thự gồm 8 phòng ngủ, 13 phòng tắm, sân tennis, bể bơi trong và ngoài trời cùng hướng nhìn tuyệt vời ra hồ Austin.
Dell cũng sở hữu căn nhà rộng hơn 500 m2 tại một nông trang, nơi gia đình dùng để nuôi ngựa; căn nhà 4 tầng theo phong cách tân cổ điển tại Anguilla, biển Caribbe...
Gia đình Dell thường xuyên đi nghỉ tại "Raptor Residence". Dinh thự 7 phòng ngủ có diện tích hơn 1.700 m2 nằm trên khu đất rộng 1,7 hecta tại thiên đường nhiệt đới trước biển ở Kukio, Hawaii. Dinh thự có giá khoảng 73 triệu USD.
Tỷ phú này đặc biệt yêu thích khu resort Hualalai nên năm 2006, ông mua lại toàn bộ khu này (gồm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, và mọi thứ trừ các căn nhà riêng) và chia cổ phần với tỷ phú Walmart, Rob Walton.
Năm 1998, Dell thành lập quỹ đầu tư tư nhân MSD Capital để quản lý tài sản gia đình đồng thời đầu tư vào nhiều công ty, gồm IHOP, Applebee's, Dollar Rent-a-Car, Domino's Pizza và ValleyCrest. Năm 2010, công ty mua lại 185.000 bức ảnh tổ chức nhiếp ảnh Magnum Photos. Đây được cho là một trong những thương vụ nhiếp ảnh lớn nhất trong lịch sử.
Thông qua MSD Capital, Michael Dell cũng sở hữu nhiều bất động sản tại Hawaii, Mexico, và California. Công ty đầu tư vào nhiều khách sạn xa xỉ, bất động sản thương mại, xây dựng và tham gia vào một số quỹ xây dựng.
Một trong những sở thích khác của ông là sưu tập xe hơi đắt tiền, ông sở hữu chiếc Porsche Boxster 2004, Hummer H2...
Chuyên cơ Gulfstream V. Dell của vị tỷ phú được cho là đã nâng cấp lên Boeing Dreamliner 787 vào năm 2013.
Vợ chồng Dell cũng thành lập Tổ chức Michael & Susan Dell Foundation, tài trợ cho các dự án hỗ trợ trẻ em nghèo tại Mỹ và trên khắp thế giới. Từ năm 1999, tổ chức của nhà Dell đã làm tài trợ 1,23 tỷ USD cho các tổ chức xã hội và phi lợi nhuận tại Mỹ, Ấn Độ và Nam Phi.
Năm 2004, Dell rời công ty máy tính và bắt đầu với vai trò chủ tịch. Nhưng năm 2007, khi cổ phiếu Dell trên thị trường máy tính mất giá, ông vội trở lại vị trí điều hành và chưa bao giờ rời bỏ nó lần nữa. Khi thị trường máy tính tiếp tục suy giảm, Dell mở rộng ra các thị trường lớn hơn thông qua các sản phẩm mới và nhiều thương vụ mua lại.
Năm 2013, Dell vướng vào cuộc chiến giành lại Dell với nhà đầu tư Carl Icahn - người muốn dừng các thương vụ mua bán và thay thế ông trong ban giám đốc công ty.
Hai năm sau khi chiến thắng, Dell công bố kế hoạch mua EMC với giá 67 tỷ USD. Trong hình là CEO Joe Tucci của EMC đang bắt tay Dell.
Những vấn đề pháp lý liên quan tới thương vụ khổng lồ này khiến nhiều người tỏ ra hoài nghi.
Nhưng Dell không bỏ cuộc. Ông đã mua thành công EMC và mới hoàn tất thương vụ vào ngày 7/9 vừa rồi. Hiện ông là người đứng đầu công ty công nghệ tư nhân lớn nhất tại Mỹ.
Công ty mới của ông, được đổi tên thành Dell Technologies, hiện có doanh thu khoảng 74 tỷ USD, 140.000 nhân viên, 40.000 nhân viên kinh doanh, 25 nhà máy cùng 17 trung tâm nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu. Các sản phẩm của công ty phủ rộng trong 39 lĩnh vực công nghệ. Công ty có cổ phần tại 2 công ty VMware và SecureWorks.
"Chúng tôi phải thay đổi hoặc chết", Dell nói với CNBC sau khi thương vụ hoàn tất. "Tất các ngành công nghiệp đều đang trở thành công nghệ hóa. Và chúng tôi đang có một công ty hùng mạnh để tất các các ngành công nghiệp trên khắp thế giới", ông nói thêm.
Theo Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android