Sự thật đau đớn khi làm việc tại công ty TMĐT nổi tiếng: Rình mò, quay lén, ép nhân viên đến mức tự sát, cạm bẫy chết người trong bản hợp đồng nô lệ

    Băng Băng,  

    Kể từ khi ký vào điều khoản ‘cạm bẫy’ trong bản hợp đồng nô lệ, các nhân viên hãng TMĐT nổi tiếng Châu Á sẽ phải chơi một trò chơi "mèo vờn chuột" với chính ông chủ của họ.

    Sự thật đau đớn khi làm việc tại công ty TMĐT nổi tiếng: Rình mò, quay lén, ép nhân viên đến mức tự sát, cạm bẫy chết người trong bản hợp đồng nô lệ- Ảnh 1.

    Vào một buổi tối tháng 2/2024, cô Emma (nhân vật đã đổi tên) đã quyết định tự sát. Vị nữ nhân viên ngành công nghệ chỉ mới 24 tuổi này vì quá đau đớn mà đã nhảy xuống dòng sông tại Hangzhou.

    Dù nước sống lạnh lẽo nhưng Emma vẫn buông xuôi cho đến khi nghĩ về người cha khuyết tật của mình vẫn còn đợi ở nhà, vốn phải sống dựa vào cô.

    "Liệu cha mình có sống nổi không khi mất đi đứa con gái duy nhất?", câu tự hỏi này đã khiến Emma lưỡng lự.

    May mắn thay trong lúc Emma đang ngập ngừng ở vùng nước nông thì bạn trai cô sau khi thấy dòng tâm sự chán nản trên mạng xã hội đã đến tìm và kéo cô lên bờ.

    Câu chuyện của Emma có liên quan đến vấn đề tiền bạc khi bị hãng thương mại điện tử (TMĐT) nơi cô từng làm yêu cầu trả bồi thường gấp 3 lần thu nhập một năm của cô chỉ vì vi phạm bản hợp đồng "nô lệ".

    Sự thật đau đớn khi làm việc tại công ty TMĐT nổi tiếng: Rình mò, quay lén, ép nhân viên đến mức tự sát, cạm bẫy chết người trong bản hợp đồng nô lệ- Ảnh 2.

    Cụ thể, hãng PDD của Trung Quốc cáo buộc Emma đã vi phạm thỏa thuận khi gia nhập công ty TMĐT đối thủ mặc dù cô khẳng định rằng công việc hiện tại của mình không trùng lặp với những gì đã từng làm ở công ty cũ.

    Tại PDD, Emma làm việc với các nhà cung ứng thực phẩm cho thị trường nội địa trong khi giờ đây cô phải giao dịch với các nhà sản xuất đồ chơi nhắm đến thị trường quốc tế.

    Bất chấp điều đó, PDD không chấp nhận và tiếp tục khởi kiện. Với vị thế là hãng TMĐT đáng gờm ở Trung Quốc, họ sẵn sàng truy cứu đến cùng các nhân viên cũ của mình nếu đã lỡ ký vào bản hợp đồng "nô lệ" trước đây.

    Kể từ năm 2015, chiến thuật táo báo và văn hóa khắc nghiệt đã giúp PDD lọt vào hàng ngũ những hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc. Tập đoàn mẹ PDD Holding thậm chí đã vượt qua cựu vương Alibaba về tổng vốn hóa thị trường, đồng thời trở thành doanh nghiệp Trung Quốc có giá trị lớn nhất niêm yết ở Mỹ năm 2023.

    Tuy nhiên đằng sau thành công của PDD cũng như nhiều hãng TMĐT nổi tiếng Châu Á khác là cả một bí mật dơ bẩn khi bóc lột người lao động với bản hợp đồng nô lệ.

    Bản hợp đồng nghiệt ngã

    Tờ Nikkei Asian Review cho hay khi cạnh tranh trong ngành TMĐT ngày càng căng thẳng thì các tập đoàn lại sử dụng ngày càng nhiều những điều khoản nghiêm ngặt chống cạnh tranh để ràng buộc nhân viên.

    Ban đầu những điều khoản này khá phổ biến ở các quốc gia khác nhưng chủ yếu là để bảo vệ bí mật thương mại khi các giám đốc điều hành rời công ty đi làm cho đối thủ.

    Sự thật đau đớn khi làm việc tại công ty TMĐT nổi tiếng: Rình mò, quay lén, ép nhân viên đến mức tự sát, cạm bẫy chết người trong bản hợp đồng nô lệ- Ảnh 3.

    Tuy nhiên những bản hợp đồng nô lệ này đã trở nên phổ biến với PDD, Tencent, ByteDance, Baidu, CATL...trong việc ngăn cản cả những nhân viên bình thường đi làm cho đối thủ.

    "Các công ty ở Trung Quốc đang sử dụng những bản hợp đồng lao động một cách sai mục đích", giám đốc Shen Jianfeng của Trung tâm nghiên cứu luật lao động và an sinh xã hội (RCLLSSL) cho hay.

    Thông thường, một thỏa thuận không cạnh tranh điển hỉnh trong hợp đồng lao động sẽ yêu cầu nhân viên không được gia nhập hãng đối thủ trong một khoảng thời gian nhất định sau khi rời khỏi doanh nghiệp cũ.

    Việc vi phạm thỏa thuận có thể dẫn đến kiện tụng với mức phạt tài chính rất lớn, thế nhưng nếu không vi phạm thì nhân viên thường phải ở nhà thất nghiệp trong khoảng 2 năm với khoản hỗ trợ rất nhỏ từ công ty cũ.

    Những nhân viên ngành TMĐT nếu trụ lại được trong mảng này thường tìm kiếm đến vị trí tương tự thay vì lựa chọn công việc hoàn toàn mới. Tuy nhiên nếu chờ đợi 2 năm rồi mới đi làm lại thì cơ hội và trình độ chuyên môn đã không còn.

    Tồi tệ hơn, các hãng TMĐT còn dùng mọi thủ đoạn giám sát để thu thập bằng chứng về nhân viên cũ nhằm kiện cáo ra tòa. Hành vi này chẳng khác gì khủng bố tinh thần người lao động nhưng lại được luật pháp chấp nhận là bằng chứng hợp lệ trước tòa.

    Sự thật đau đớn khi làm việc tại công ty TMĐT nổi tiếng: Rình mò, quay lén, ép nhân viên đến mức tự sát, cạm bẫy chết người trong bản hợp đồng nô lệ- Ảnh 4.

    Rình mò và quay lén

    Cô Emma từng là nhân viên mảng tạp hóa cho PDD, vốn nổi tiếng là nơi làm việc cường độ cao 12 tiếng mỗi ngày mà không có ngày nghỉ. Đây là công việc đầu tiên mà Emma nhận được sau khi tốt nghiệp vào năm 2022.

    Do quá mệt mỏi và trên bờ suy sụp tinh thần, đồng thời sụt 5kg và bị chẩn đoán mắc bệnh cường giáp nên Emma đã nghỉ việc sau 8 tháng.

    Với thỏa thuận đã ký trong hợp đồng lao động, Emma được thông báo sẽ không được phép làm việc cho hãng đối thủ hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào mà đối thủ có hơn 20% cổ phần trong 2 năm.

    Trong khoảng thời gian đó, PDD sẽ trả 2.400 Nhân dân tệ (330 USD)/tháng, tương đương chỉ 30% thu nhập trước đây cho Emma.

    Nếu phá vỡ thỏa thuận, cô sẽ bị phạt khoản tiền 24 tháng lương cùng toàn bộ số tiền trợ cấp đã nhận.

    Tuy nhiên với một sinh viên mới ra trường chỉ có kinh nghiệm làm việc cho PDD thì kiếm một công việc khác hiện nay rất khó, còn nếu đợi 2 năm thì ngay cả mảng TMĐT cũng chẳng còn cơ hội cho Emma.

    Bởi vậy Emma quyết định xin việc cho một hãng công nghệ mới vì cho rằng bản thân chẳng nắm giữ bất kỳ bí mật thương mại nào.

    Tháng 10/2023, Emma nhận được đơn bồi thường 280.000 Nhân dân tệ cho PDD. Bằng chứng mà họ đưa ra là loạt video bí mật theo dõi Emma từ nơi ở đến nơi làm việc mới.

    Đến tận đây Emma mới biết rằng mình bị một người đàn ông trung niên theo dõi trong nhiều tuần, rình mò lén lút ghi hình cô từ xa, khiến cô bị sợ hãi tột độ đến mức gặp ác mộng.

    Sự thật đau đớn khi làm việc tại công ty TMĐT nổi tiếng: Rình mò, quay lén, ép nhân viên đến mức tự sát, cạm bẫy chết người trong bản hợp đồng nô lệ- Ảnh 5.

    Tổng số nhân viên tại các hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc

    "Tôi rất sợ, giờ tôi không biết mình có bị theo dõi nữa không và thường phải nhìn về phía sau khi ra đường", Emma viết trên mạng xã hội.

    Mèo vờn chuột

    Trong 10 năm qua, số phán quyết của tòa án liên quan đến các thỏa thuận cạnh tranh trong hợp đồng lao động đã tăng gấp 4 lần.

    Nguyên nhân chính là mảng TMĐT phát triển quá nhanh để rồi khi bị chính phủ kiểm soát cũng như sức ép từ cổ đông, hàng loạt tập đoàn như Alibaba, Tencent, PDD bắt đầu sa thải hàng loạt để cắt giảm chi phí.

    Dù đuổi việc nhiều như vậy nhưng các hãng TMĐT này lại cấm nhân viên làm việc cho đối thủ.

    Tờ Nikkei cho hay số lượng phán quyết của tòa án ở trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi rất nhiều vụ việc giải quyết bằng đàm phán riêng tư không cần ra tòa.

    Tuy nhiên theo hàng trăm tài liệu tòa án mà Nikkei xem xét, hầu như các hãng TMĐT đều rình mò, quay lén nhân viên cũ từ nơi ở đến nơi làm việc mới để làm bằng chứng kiện cáo.

    Việc rình mò, quay lén này thường kéo dài 1-2 tuần và dù bị luật sư phản đối, chúng vẫn được tòa án chấp nhận làm bằng chứng.

    Thậm chí tờ Nikkei cho biết các hãng TMĐT còn chơi trò "mèo vờn chuột" với chính nhân viên cũ. Một số nhân viên đang làm việc sẽ được cử đi xin việc tại hãng đối thủ để thu thập bằng chứng cho thấy đồng nghiệp cũ đang làm ở đó.

    Ngoài ra, một số chiêu trò như gửi hóa bắt người nhận ký tên, thu thập hồ sơ y tế trong mùa hậu đại dịch Covid-19 hoặc hồ sơ an sinh xã hội cũng được sử dụng làm bằng chứng và được tòa án chấp nhận.

    Hậu quả là các nhân viên cũ thường phải đeo khẩu trang, kính râm, dùng giả danh ở công ty mới hoặc dàn xếp một hợp đồng ngụy trang nhằm tránh bị theo dõi.

    Ví dụ năm 2018, công ty mẹ của Tiktok là ByteDance đã tích cực tuyển dụng nhân viên đối thủ, đặc biệt là Baidu và Tencent khi hãng này mở rộng kinh doanh sang mảng trò chơi, giáo dục và TMĐT.

    Số lao động của hãng đã tăng từ 20.000 năm 2018 lên 100.000 năm 2020. Tuy nhiên điều này cũng kéo theo nhiều kiện cáo.

    Phần lớn những cựu nhân viên Tencent sang làm cho ByteDance đều ký hợp đồng với hãng nhân sự bên thứ 3, dù vẫn dùng thẻ văn phòng và đi làm cho công ty mẹ Tiktok hàng ngày, nhằm tránh bị kiện cáo.

    Sự thật đau đớn khi làm việc tại công ty TMĐT nổi tiếng: Rình mò, quay lén, ép nhân viên đến mức tự sát, cạm bẫy chết người trong bản hợp đồng nô lệ- Ảnh 6.

    Bất lực

    Theo Nikkei, tòa án Trung Quốc thường phán quyết có lợi cho công ty cũ khi họ đưa ra được các bằng chứng theo dõi cựu nhân viên làm việc cho đối thủ.

    Dù nhiều lao động tích cực che giấu hoặc tìm cách để có thể kiếm công việc mới nhưng họ gặp bất lợi rõ rệt khi phải đối đầu với những hãng TMĐT có nguồn lực khổng lồ.

    Việc ép nhân viên không được sang làm cho đối thủ giờ đây phổ biến đến mức các hãng TMĐT ký thỏa thuận với cả lao công.

    Trả lời Nikkei, ít nhất 3 trong số 11 cựu nhân viên của PDD dám đăng công khai bài viết chỉ trích trên Weibo, đã nói rằng họ bị chẩn đoán mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng khi bị công ty cũ truy đuổi vì hợp đồng bảo mật tránh cạnh tranh cũ.

    Thậm chí một kỹ sư thuật toán của PDD cho biết đã nghĩ đến chuyện tự tử bằng cách nhảy từ nóc nhà của tập đoàn tại Thượng Hải vì bị đòi bồi thường 4,5 triệu Nhân dân tệ cho 4,5 năm làm việc nhưng xin nghỉ để qua nơi khác.

    "Tôi bị buộc phải ký thỏa thuận không làm việc cho đối thủ này. Nếu không ký thì tôi sẽ bị sa thải", anh Samuel (tên đã thay đổi), từng làm quản lý cấp trung cho PDD nghẹn ngào nói sau khi rời công ty năm 2021 và bị kiện.

    *Nguồn: Nikkei

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ