Sự thật ngỡ ngàng về camera giám sát mà nhiều gia đình Việt đang sử dụng
Năm 2023, hacker rao bán quyền truy cập camera giám sát tại Việt Nam với giá 800.000 đồng/15 camera. Số lượng camera được quảng cáo là lên tới hàng trăm nghìn.
- Dyson ra mắt bộ đôi máy sấy duỗi tóc cực đỉnh cho hội chị em, giá chỉ từ 14,79 triệu đồng
- Người dùng Việt mua 10.000 đồng hồ thiết kế giống Apple Watch
- Đây là máy ảnh Fujifilm GFX100S II: Cảm biến 'to đùng' 102MP nằm trong thiết kế quen thuộc
- Xiaomi ra mắt máy massage lưng: Mô phỏng động tác massage của con người, hỗ trợ chườm nóng, kết nối smartphone
- Dùng AI Sora sản xuất MV ca nhạc sẽ tốn bao nhiêu, hãy xem ví dụ dưới đây
Ngày 22/5, tọa đàm "Tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát" đã diễn ra dưới sự chủ trì của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và VietNamNet phối hợp tổ chức với sự tham gia của các doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực này.
Theo thông tin được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay, xu hướng sử dụng camera giám sát ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Không chỉ được nhiều gia đình sử dụng, camera giám sát cũng là thiết bị quan trọng trong hệ thống chính phủ điện tử, chính quyền số và thành phố thông minh, giúp giám sát giao thông, an ninh trật tự...
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, nhiều trường hợp hình ảnh đời tư của những nhân vật nổi tiếng đã bị đưa lên mạng xã hội do lộ lọt từ camera giám sát trong chính ngôi nhà của họ. Bên cạnh đó, có quá nhiều camera lưu hành không rõ nguồn gốc, lưu trữ dữ liệu người dùng Việt Nam ở nước ngoài và không có tiêu chuẩn bảo đảm an toàn thông tin cho người dùng .
Camera là sản phẩm nhạy cảm, tiềm ẩn nguy cơ lộ lọt thông tin
Thống kê của các doanh nghiệp cho thấy có khoảng 90% sản phẩm camera giám sát tại Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường chính ngạch và tiểu ngạch.
Thậm chí, một số dòng camera hoạt động theo cơ chế cloud, kết nối về server đặt tại nước ngoài và người dùng ở Việt Nam phải "vòng" qua server này trước khi kết nối vào camera của người dùng.
Thông tin cá nhân qua bước trung gian khi không có các cơ chế bảo mật sẽ gây rủi ro cho người dùng. Trong đó, các hành vi riêng tư có thể bị công khai khi kênh truyền bị chặn hoặc server bị tấn công. Ngoài ra, không loại trừ thông tin cá nhân sẽ bị khai thác mà không có sự xin phép.
Tại tọa đàm “Tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát”, ông Vũ Ngọc Sơn – Trưởng ban Công nghệ – Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) đánh giá về góc độ an ninh mạng, có thể xem camera như máy tính, thậm chí là loại “đặc biệt” vì có thể nghe, nhìn, suy nghĩ (nếu tích hợp AI), phát hiện và phân tích vật thể xuất hiện trong tầm quan sát. Những thiết bị này gần như không bao giờ tắt, ít được vá lỗi và cũng rất hiếm có bản vá hay cài đặt phần mềm diệt virus.
“ Do đó, nếu bị tấn công sẽ không có ai bảo vệ ”, ông Sơn nhận định. Cũng theo lãnh đạo NCA, dù rủi ro tiềm ẩn vô cùng cao, camera lại không được đối xử như một máy tính khi không có tiêu chuẩn hay xuất xứ rõ ràng.
Theo ông Vũ Ngọc Sơn - Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia: " Tiêu chuẩn camera là rất cần thiết để có hành lang cho nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam ". Cũng theo ông Sơn, trên thế giới đã có những vụ tấn công vào camera rất lớn. Ở Việt Nam, tuy chưa ghi nhận vụ việc lớn nhưng báo động tình trạng nguy cơ mất an toàn thông tin từ camera.
Sẽ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho thiết bị camera giám sát
Ý kiến của các chuyên gia tại sự kiện cũng cho thấy việc ban hành các tiêu chuẩn cho camera và chủ động sản xuất camera Make in Vietnam là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Việt Nam.
Tại tọa đàm, ông Trần Đăng Khoa, Phó cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, việc ban hành bộ tiêu chí có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ đây là tiền đề để các doanh nghiệp tham gia sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm, thiết bị camera giám sát trên thị trường Việt Nam triển khai rà soát, đánh giá lại một cách tổng thể các nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các sản phẩm, thiết bị camera do đơn vị mình cung cấp.
Đặc biệt, bộ tiêu chí này cũng là bước đầu để Bộ có cơ sở xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát.
Thông qua việc ban hành bộ tiêu chí, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhu cầu mua sắm, trang bị các sản phẩm, thiết bị camera giám sát cũng sẽ bước đầu có ý thức hơn trong việc cần phải lựa chọn, tìm kiếm các sản phẩm, thiết bị camera được đánh giá là an toàn.
Theo ông Võ Đức Thọ, Tổng Giám đốc Hanet Technology, bộ tiêu chí về tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát mới được Bộ TT&TT ban hành là phù hợp với tình hình thực tiễn giai đoạn hiện tại. Đối với thị trường, bộ tiêu chí có tác động lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ. Mặc dù mới chỉ là tiêu chí, chưa bắt buộc song hiện nay các doanh nghiệp cũng đang tiến hành rà soát để đáp ứng các nội dung thuộc Nghị định 13 của Chính phủ quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Về phía chủ thể sử dụng camera giám sát, bộ tiêu chí sẽ giúp gia tăng nhận thức an toàn thông tin nói chung, nhất là của các doanh nghiệp, tổ chức cũng như các phường, xã trang bị nhiều camera. Bộ tiêu chí này cũng rất công bằng cho các doanh nghiệp, không chỉ nghiêng về doanh nghiệp Việt Nam. Các hãng lớn nước ngoài cũng có thể đáp ứng các tiêu chí này để kinh doanh tại Việt Nam.
Dự kiến, quy chuẩn này sẽ được ban hành trong năm 2024. Khi đó, tất cả camera được sản xuất ở Việt Nam và camera nhập khẩu, bắt buộc phải được kiểm định, chứng nhận hợp quy mới đủ điều kiện đưa ra thị trường…
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI