Sự thật về cuộc đời của 'ông hoàng vật lý' Stephen Hawking (Phần I)

    GL, GL 

    Bạn biết gì về nhà vật lý vĩ đại này?

    Nếu bạn quan tâm một chút đến vật lý và vũ trụ thì Stephen Hawking là cái tên bạn không thể không biết. Ông được mệnh danh là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới, là tác giả cuốn “Lược sử thời gian” bán rất chạy. Thậm chí nếu bạn là fan của “The Simpsons”, “Star Trek” thì bạn sẽ bắt gặp hình tượng của ông được chuyển thể trong những bộ phim này. Cuộc đời của ông gắn với những phát kiến vĩ đại, với nghị lực chống chọi lại căn bệnh quái ác. Trong bài viết này, hãy cùng Genk tìm hiểu về những điều thú vị trong cuộc đời của Hawking mà có thể bạn chưa biết.
     
    10. Lực học trung bình trên lớp
     
    Chúng ta đều thấy rằng Hawking có một trí tuệ tuyệt vời, chỉ số IQ lên tới 160 (bằng với thiên tài Albert Einstein). Chỉ có một phần rất nhỏ dân số đạt được mức IQ này. Tuy nhiên nếu biết đến quãng thời gian đi học của ông thì có thể bạn sẽ ngạc nhiên.

    su-that-ve-cuoc-doi-cua-ong-hoang-vat-ly-stephen-hawking-phan-i
     

    Thực tế rằng khi 9 tuổi, kết quả học tập của ông chỉ đứng ở phần cuối lớp. Lên các lớp trên có sự tiến bộ hơn nhưng không nhiều. Vấn đề không nằm ở trí tuệ mà có vẻ do sự trễ nải của ông.
     
    Không thực sự tập trung vào học tập nhưng ngay từ bé ông đã quan tâm đến cách mà mọi công cụ hoạt động. Ông thường xuyên mày mò tháo rời radio, đồn hồ để nghiên cứu những bộ phận nhỏ. Thú vị là ông thừa nhân mình không giỏi trong việc đưa chúng về trạng thái ban đầu. Và mặc dù điểm số không tốt nhưng cả giáo viên và bạn bè đều thấy được tố chất thiên tài của ông. Biệt danh của ông ở trường là “Einstein”. Cha ông muốn cho ông vào học ở Oxford nhưng không có học bổng và điểm số thì lại quá bình thường. Cuối cùng thì ông cũng được nhận bởi điểm số tuyệt vời trong bài kiểm tra vật lý.
     
    9. Không thích lĩnh vực sinh vật học
     

    Cha của Stephen Hawking – một dược sĩ đã từng có mong muốn ông sẽ đi theo con đường nghiên cứu y học. Tiếc rằng, ở trường đại học, ông lại tỏ ra thích thú với chuyên ngành sinh học. Ông không quan tâm nhiều đến sinh học hay y khoa, ông cảm thấy nó “không chính xác và quá đi vào mô tả”. Và ông đã tập trung cho lĩnh vực phù hợp với tư tưởng của mình hơn.

    su-that-ve-cuoc-doi-cua-ong-hoang-vat-ly-stephen-hawking-phan-i

    Xảy ra một vấn đề là đại học Oxford của ông không đi sâu nhiều trong lĩnh vực toán học nên ông đã chuyển sang ngành vật lý. Với chuyên ngành này, Hawking cũng có sự đào sâu vào nghiên cứu vật lý vũ trụ dù ngành này chưa thực sự được công nhận trong thời điểm đó. Sau khi nhân được bằng tốt nghiệp xuất sắc ở Oxford, ông chuyển đến Đại học Cambridge để tiếp tục theo đuổi luận án tiến sỹ về vũ trụ học.
     
    8. Đã từng ở trong đội tuyển Rowing của Oxford
     

    Trong những trang viết của mình, nhà viết tiểu sử Kristine Larsen đã đề cập đến những khó khăn mà Hawking phải đối mặt trong quãng thời gian đầu đại học. Một trong số đó là sự cô đơn và chưa hòa nhập được. Và để thoát ra tình trạng đó, ông đã tham gia vào đội Rowing (chèo thuyền) của trường.

    su-that-ve-cuoc-doi-cua-ong-hoang-vat-ly-stephen-hawking-phan-i

    Sự việc này diễn ra trước khi ông bị chẩn đoán mắc căn bệnh quái ác. Nhưng từ bé đến quãng thời gian đại học ông cũng chưa bao giờ thực sự tham gia một môn thể thao nào. Có thể vì ông không thích và một phần cũng do ngoại hình bé nhỏ của mình. Tuy nhiên, đội Rowing lại cần một vị trí dẫn đầu (coxswains), có nhiệm vụ kiểm soát, chỉ đạo và ông đã được nhận.
     
    Ở môi trường đại học, thể thao rất phát triển và chiếm một tầm ảnh hưởng khá lớn. Trong vai trò của mình, đã có nhiều người nhớ đến Hawking và đồng đội thường nhắc đến ông như một người “thích phiêu lưu mạo hiểm”. Tuy nhiên việc tham gia cũng làm ảnh hưởng đến việc học tập của ông không ít khi hải sử dụng đến 6 buổi chiều mỗi tuần cho việc tập luyện.
     
    7. Biết mình chỉ còn sống được vài năm khi ở tuổi 21
     

    Sau khi tốt nghiệp, Hawking bắt đầu làm luận án, thời gian này ông bắt đầu gặp một số triệu chứng như hay vấp ngã, khó cử động. Gia đình đã nhận thấy điều đó khi ông về thăm nhà vào dịp Giáng Sinh. Sau đó ông đã được đưa đến bác sĩ.

    su-that-ve-cuoc-doi-cua-ong-hoang-vat-ly-stephen-hawking-phan-i

    Trong thời gian chờ đợi kết quả, ông đã gặp vợ tương lai của mình – Jane Wilde. Cô gái ngay lập tức đã bị thu hút bởi tính độc lập và hài hước của chàng trai. Họ bắt đầu hẹn hò.
     
    Bước qua tuổi 21, Hawking nhận được kết quả rằng ông mắc một loại bệnh vô phương cứu chữa. Đó là Bệnh xơ cột bên teo cơ còn được gọi là bệnh Lou Gehrig (ASL). Triệu chứng của bệnh là 4 cơ bị teo và mất đi sức lực, có lúc bệnh còn tái phát ở miệng và vùng họng. Cơ thịt của những người bị bệnh sẽ dần dần mất đi sức lực và có thể dẫn đến bị liệt, khả năng nói, nuốt và hô hấp cũng yếu đi đến khi không còn khả năng hô hấp dẫn đến chết. Ông được chẩn đoán là chỉ sống thêm được vài năm nữa và sẽ không thể hoàn thành được luận án tiến sĩ.
     
    Đây là một cú shock quá lớn với một chàng trai đầy nhiệt huyết và tham vọng như Hawking. Ông đã suy sụp trong một thời gian, nhưng khi nhìn thấy một cậu bé chết vì ung thư máu trong bệnh viện ông đã nhận ra rằng còn nhiều người kém may mắn hơn mình. Chàng trai trẻ đã lấy lại sự lạc quan, ông tiếp tục hẹn hò với Jane và họ đã nhanh chóng đính hôn. Đối với Hawking, đây chính là động lực lớn nhất để tiếp tục sống.
     
    6. Góp phần tạo ra lý thuyết vũ trụ vô biên
     

    Một trong những thành tựu lớn nhất mà Hawking đạt được trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình là việc góp phần chứng minh lý thuyết vũ trụ vô biên nhưng lại hữu hạn trong không thời gian. Ông đã chứng minh được điều này vào năm 1983.

    su-that-ve-cuoc-doi-cua-ong-hoang-vat-ly-stephen-hawking-phan-i

    Cùng với cộng sự của mình là Jim Hartle, Stephen Hawking đã kết hợp các khái niệm lượng tử cơ học, dao động lượng tử, biến động vi mô để chứng minh rằng vũ trụ là một thực thể vô biên. Giải thích về khái niệm này, ông so sánh vũ trụ có hình dạng giống như một quả bóng trên phương diện về diện tích, nếu đo diện tích bề mặt quả bóng thì ta sẽ có số đo cụ thể, nhưng chúng ta không xác định một biên nào trên bề mặt của quả bóng đó vì mọi điểm trên quả bóng đó đều y hệt như nhau. Tuy nhiên một trong những khác biệt là bề mặt trái đất hai chiều trong khi vũ trụ là bốn chiều (bản thân trái đất là ba chiều nhưng bề mặt hai chiều).
     
    Ông còn đặt ra nhiều vấn đề về không thời gian, nhiều vấn đề chưa có lời giải đáp chính xác hoặc sự chứng minh xác đáng vì vũ trụ còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Tuy nhiên, những suy luận của ông đã tạo ra những hướng mới trong công cuộc nghiên cứu vũ trụ.
     
    Còn tiếp ...

    Tham khảo: howstuffworks


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ