Sự thật “xì hơi” có thể bốc lửa hay không?

    TVD,  

    Nhiều người cho rằng nguyên nhân chính là do khí metan, tuy nhiên sự thật có thể khiến bạn bất ngờ vì thành phần lượng khí metan là rất ít.

    Có thể bạn đã từng xem những video trên mạng internet về việc “xì hơi” (trung tiện) có thể thổi bùng một ngọn lửa. Nhiều người cho rằng nguyên nhân chính là do khí metan, tuy nhiên sự thật có thể khiến bạn bất ngờ vì thành phần lượng khí metan là rất ít.

    Đối với một người khỏe mạnh, khi xì hơi thì thành phần chủ yếu là hydro, ni-tơ và CO2, cùng với một lượng rất nhỏ metan và oxy. Đó là do hơi này được tạo thành từ hai cách, một là do bạn nuốt không khí bên ngoài và hai là do tiêu hóa thức ăn.

    Trong cách thứ nhất, chúng ta thấy rằng không khí có thành phần chính là ni-tơ. Mặt khác khí ni-tơ không bị hấp thụ hay cản trở gì khi đi qua hệ thống tiêu hóa của chúng ta. Do đó mà ni-tơ là thành phần chính của khí trung tiện. Và như chúng ta đều biết thì ni-tơ không phải một chất gây cháy.

    Với cách thứ hai, thức ăn bị vi khuẩn tiêu hóa tạo ra các loại khí khá nặng mùi như hydrogen sulfide, metan và một lượng lớn hydro. Các chất này có khả năng gây cháy cao, đặc biệt là khí hydro. Ngọn lửa mà nó gây ra có màu vàng hoặc da cam.

    Xì hơi ra lửa?

    "Xì hơi" ra lửa?

    Tuy nhiên nếu ngọn lửa bốc lên có màu xanh, đó là dấu hiệu của khí metan nhiều bất thường. Và đó cũng là lý do vì sao một số người có thể “xì hơi” và thổi bùng một ngọn lửa lớn, một số người khác thì không.

    Thậm chí các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Họ phát hiện ra rằng việc hàm lượng khí metan nhiều bất thường có thể là do chế độ ăn nhiều chất xơ. Bên cạnh đó nó còn phụ thuộc vào nơi bạn sống, ví dụ như những người ở Nam Phi có tỷ lệ metan khi xì hơi là cao nhất.

    Nếu bạn nghĩ rằng đây chỉ là một trò đùa vui thì thực sự nó nguy hiểm hơn rất nhiều những gì bạn nghĩ. Năm 2008, một cậu bé 12 tuổi đã tự làm bỏng 18% lưng, chân và bàn tay của mình khi thử trò đùa này bằng một chiếc bật lửa ga. Một cuộc khảo sát khác cũng cho kết quả rằng, có 25% số người thử trò đùa này tự làm bỏng chính mình.

    Không phải ai cũng xì hơi ra mùi khó chịu, tùy thuộc vào lượng khí hydrogen sulfide.

    Không phải ai cũng xì hơi ra mùi khó chịu, tùy thuộc vào lượng khí hydrogen sulfide.

    Một số sự thật khác có thể bạn không biết về việc “xì hơi”, đó là không phải ai cũng xì hơi ra mùi khó chịu. Trên thực tế khí này không có mùi khó chịu, do thành phần chính của nó là hydro và ni-tơ. Nguyên nhân gây ra mùi khó chịu chính là chất hydrogen sulfide (có mùi trứng thối). Và nó còn phụ thuộc vào hệ thống tiêu hóa của mỗi người mà quyết định lượng hydrogen sulfide sản sinh ra là nhiều hay ít. Do đó một số người không có mùi, còn một số người xì hơi ra mùi rất khó chịu.

    Và nếu bạn nghĩ rằng xì hơi là hành động vô hại, có lẽ bạn đã nhầm. Vì hydrogen sulfide là một chất độc hại. Chỉ cần tỷ lệ của hydrogen sulfide vào khoảng 4,7 phần tỷ là đủ để khoảng 50% người xung quanh cảm nhận được mùi hôi thối.

    "Xì hơi" đôi khi cũng rất nguy hiểm.

    Nếu tỷ lệ chất này trong khí trung tiên tăng lên khoảng 50 phần triệu, nó có thể gây tổn thương mắt. Nếu là 100-150 phần triệu có thể khiến bạn mất hoàn toàn khứu giác. Và nếu tăng lên 800 phần triệu, 50% số người ở xung quanh sẽ chết chỉ trong vòng 5 phút hít phải khí này.

    Có một câu truyện được nhiều người kể lại rằng, một người đàn ông khỏe mạnh đã chết trong chính căn phòng của mình vì ngạt thở do khí trung tiện của chính mình. Do anh này là một người ăn chay nên tỷ lệ khí metan là rất cao.

    Trong khi đó căn phòng anh phủ rất kín, và việc xì hơi trong khi ngủ đã làm tăng tỷ lệ khí metan và giảm bớt oxy khiến cho anh ta chết ngạt. Tuy nhiên các nhà khoa học đã tính toán để có thể chết bởi lượng khí metan trong căn phòng đó, người đàn ông phải xì hơi khoảng 6 lít khí. Chính điều đó đã khiến nhiều người kết luận rằng câu chuyện ở trên thật hư cấu.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ