Sự thông minh trong mô hình kinh doanh của Netflix: Thu hút 140 triệu người đăng ký trả phí trên toàn thế giới, tạo ra lợi nhuận hơn 1 tỷ USD

    Mai Lâm, Theo Nhịp sống Kinh tế 

    Netflix sở hữu chi phí cận biên không đổi, điều đó có nghĩa là họ sẵn sàng bán càng nhiều thẻ thành viên càng tốt. Bất cứ ai trên thế giới này muốn đăng ký thành viên cũng được, họ rất sẵn sàng.

    Lại một năm rực rỡ của Netflix:

    - Họ đã tăng tổng số người đăng ký có trả phí lên gần 140 triệu người trên toàn thế giới, so với con số 110 triệu người đăng ký năm 2017.

    - Những người đăng ký mới này cho phép họ tăng doanh thu 35% tức 16 tỷ USD.

    - Lợi nhuận hoạt động của họ tăng gấp đôi thành 1,6 tỷ USD.

    - Họ dự báo sẽ có thêm 8,9 triệu lượt đăng ký mới trong quý đầu tiên của năm 2019, nâng tổng số người đăng ký lên gần 150 triệu người trên toàn thế giới.

    Streaming có khả năng mở rộng đáng kinh ngạc.

    Sự thông minh trong mô hình kinh doanh của Netflix: Thu hút 140 triệu người đăng ký trả phí trên toàn thế giới, tạo ra lợi nhuận hơn 1 tỷ USD - Ảnh 1.

    Số lượng sản phẩm mà một công ty sẵn sàng sản xuất sẽ phụ thuộc vào chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm trên thị trường.

    Một công ty sẽ tiếp tục bán sản phẩm của mình cho đến khi chi phí sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm nhỏ hơn doanh thu, vì doanh thu họ có được là nhờ số tiền bán được đơn vị sản phẩm đó.

    Nếu công ty bạn bán áo thun, và chi phí làm ra chiếc áo là 9 USD, giá bán ra thị trường là 10 USD thì việc bạn tiếp tục sản xuất áo sơ mi là điều hợp lý. Tuy nhiên, nếu bạn tốn 11 USD để làm ra một chiếc áo và bạn chỉ có thể bán nó với giá 10 USD, đương nhiên bạn sẽ ngừng sản xuất sản phẩm này.

    Theo thuật ngữ kinh tế, một công ty không có lợi nhuận khi doanh thu cận biên = chi phí cận biên.

    Đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất tại nhà máy, sẽ có thêm chi phí phát sinh khi sản xuất thêm sản phẩm. Nếu bạn tăng gấp đôi sản lượng, bạn sẽ cần phải thuê thêm lao động, đầu tư vào nhiều máy móc hơn, mua một nhà kho lớn hơn,... Nếu giá của sản phẩm bán ra không tăng, thì chi phí cận biên không lâu sau sẽ bắt kịp với doanh thu cận biên.

    Đối với một công ty kỹ thuật số như Netflix, chi phí thêm một thành viên gần như là 0 USD. Đừng hiểu sai ý tôi, Netflix phải bỏ ra một chi phí rất lớn và phải gánh một khoản nợ khổng lồ để tạo ra khối lượng nội dung mà nó có trong vài năm qua.

    Tuy nhiên, chi phí của họ hầu như không thay đổi từ việc có 140 triệu lượt đăng ký và 140 triệu 1 người đăng ký. Họ không cần một nhà máy lớn hơn hoặc thuê thêm lao động để "sản xuất" được thêm 1 thành viên.

    Netflix sở hữu chi phí cận biên không đổi, điều đó có nghĩa là họ sẵn sàng bán càng nhiều thẻ thành viên càng tốt. Bất cứ ai trên thế giới này muốn đăng ký thành viên cũng được, họ rất sẵn sàng.

    Điều này được thể hiện bằng một đường cung ngang.

    Sự thông minh trong mô hình kinh doanh của Netflix: Thu hút 140 triệu người đăng ký trả phí trên toàn thế giới, tạo ra lợi nhuận hơn 1 tỷ USD - Ảnh 2.

    Khi một công ty có đường cung thẳng đứng, họ lúc nào cũng sẵn sàng cung cấp thêm 1 đơn vị sản phẩm miễn là khách hàng sẵn sàng mua với 1 mức giá nhất định.

    Nói một cách đơn giản, Netflix sở hữu một sản phẩm hoàn toàn có thể mở rộng.

    Khả năng mở rộng cho phép một công ty đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong hầu hết mọi tình huống.

    Quay trở lại ví dụ kinh doanh áo thun hồi nãy. Nếu bạn có một nhà máy có thể sản xuất 10.000 áo thun mỗi tháng, khả năng mở rộng của bạn bị hạn chế. Nếu nhu cầu về áo thun tăng gấp đôi lên 20.000 áo mỗi tháng, bạn sẽ không thể tăng sản lượng và đáp ứng nhu cầu, trừ khi bạn nâng cấp thành một nhà máy lớn hơn (và bạn có thể không có đủ tiền để làm điều này).

    Với một sản phẩm kỹ thuật số mà Netflix bán, họ không cần phải lo lắng về những hạn chế đó. Họ có khả năng mở rộng.

    Các nhà đầu tư cũng thích một doanh nghiệp có khả năng mở rộng vì họ tin rằng khi một công ty tăng doanh thu theo thời gian, thì lợi nhuận cũng sẽ tăng. Do đó, giá cổ phiếu Netflix đã tăng hơn 37.000% kể từ khi công ty ra mắt vào năm 2002.

    Sự thông minh trong mô hình kinh doanh của Netflix: Thu hút 140 triệu người đăng ký trả phí trên toàn thế giới, tạo ra lợi nhuận hơn 1 tỷ USD - Ảnh 3.

    Thành công không thể đảm bảo được

    Netflix sở hữu sản phẩm hoàn toàn có thể mở rộng được hàng triệu người yêu thích. Thành viên đăng ký, doanh thu và giá cổ phiếu của họ đã tăng vọt trong nhiều năm và họ hầu như không gặp bất cứ rào cản trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

    Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là lợi nhuận của họ sẽ tiếp tục tăng.

    Như đã đề cập ở trên, mặc dù chi phí cận biên của họ thấp nhưng chi phí cố định của họ rất lớn. Họ có một khoản nợ hơn 10 tỷ USD để sản xuất và tiếp thị thư viện phim của mình.

    Ngoài ra Amazon, Disney, Hulu và Apple cũng đều đã chuẩn bị tham gia vào thị trường streaming trực tuyến, Netflix sẽ sớm phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn hơn bao giờ hết.

    Câu hỏi quan trọng đối với Netflix sẽ là liệu họ có thể tiếp tục phát triển cơ sở thành viên đăng ký có trả phí của mình trước sự cạnh tranh gay gắt từ phía các công ty có thể vượt mặt họ không?

    Chi phí cận biên thấp chỉ có ích nếu mọi người tiếp tục mua thêm sản phẩm của bạn.

    Theo Medium


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày