Sự thực: Hà Mã đi nặng nhiều quá, cá dưới sông chết hết

    Dink,  

    Cá chết đuối luôn trong làn nước chính vì những con hà mã to lớn, ăn lắm ị nhiều kia.

    Ngập trong phân mà chết quả là một cách ra đi đầy hôi thối và đau đớn. Nhưng đó lại là "chuyện thường ngày ở huyện" tại sông Mara, Châu Phi. Cá ở con sông này thường xuyên … chết đuối trong nước, và mấy con hà mã to lớn ăn lắm ị nhiều chính là thủ phạm gây nên nạn thảm sát này.

    Sự thực: Hà Mã đi nặng nhiều quá, cá dưới sông chết hết - Ảnh 1.

    Nhìn giống khuôn mặt thỏa mãn của một "đứa" vừa phóng uế vào làn nước mát.

    Người ta phát hiện ra sự việc kì lạ này khi các nhà nghiên cứu để ý thấy cá chết nổi và trôi dạt vào bờ với số lượng lớn, mỗi khi mưa lớn và nước sông Mara dâng cao. Qua một màn "khám nghiệm tử thi" kéo dài nhiều năm mới hoàn thành, họ phát hiện ra hà mã ở thượng nguồn ị nhiều quá, phân trôi xuống hạ nguồn làm chết cả cá.

    "Tổng kết lại, thì mỗi ngày, hà mã ở sông Mara cho ra khoảng 8.500 kg phân là thực vật đã được tiêu hóa một phần xuống sông", Emma Rosi, nhà sinh thái học làm việc tại Viện Nghiên cứu Hệ sinh thái Cary cho hay.

    "Chúng tôi rất muốn biết lượng khổng lồ những vật chất hữu cơ cũng như dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào tới đời sống thủy sinh".

    Mất ba năm để thực hiện các quan sát để tiến hành nghiên cứu. Trong suốt khoảng thời gian ấy, đội ngũ theo dõi kĩ nước trong 171 hồ mà hã mã hay qua lại cũng như toàn bộ phần còn lại của sông Mara. Hà mã là loài động vật hoang dã cực kì nguy hiểm, nên đội nghiên cứu phải đưa thuyền điều khiển từ xa vào hồ để thử nước.

    Sự thực: Hà Mã đi nặng nhiều quá, cá dưới sông chết hết - Ảnh 2.

    Khi hà mã đi nặng, phân của chúng chìm xuống đáy sông. Khi đống phân ấy phân hủy, vi khuẩn trong phân cũng lấy mất một phần oxy trong nước, khiến môi trường sống của cá khó thở hơn một phần.

    Bên cạnh đó, vi khuẩn còn sản xuất ra thêm ammonium, hydro sulfide, methane và carbon dioxide – hai chất đầu tiên trong danh sách này có thể gây hại tới động vật thủy sinh.

    Mà nếu như phân mà cứ ở lại hồ nơi hà mã quy tụ thì đã chẳng ảnh hưởng đến ai. Nhưng mưa lớn, nước tràn về hạ nguồn tới nơi cá đang tung tăng. Đón nhận một lượng nước mới từ thượng nguồn, cá mú cứ tưởng đấy là lộc trời cho, nhưng hóa ra đấy toàn là nước thiếu oxy vì dính phân. Cá chết đuối (do thiếu oxy), trôi dạt vào bờ.

    Sự thực: Hà Mã đi nặng nhiều quá, cá dưới sông chết hết - Ảnh 3.

    Trong suốt 3 năm, đội ngũ nghiên cứu, dẫn đầu là nhà sinh thái học Christopher Dutton tại Đại học Yale, đã ghi lại 55 lần lũ thượng lưu tràn xuống với lượng nước nhiều gấp đôi bình thường. Nước trong mỗi lần lũ đều có lượng oxy cực kì thấp, thấp hơn 13 lần mức có thể khiến cho cá ná thở.

    Dù là cá mú chết trôi cũng nhiều, nhưng các nhà khoa học nhấn mạnh rằng sự kiện như vậy hoàn toàn bình thường. Thậm chí là đã diễn ra từ trước cả khi có tác động của con người tới môi trường.

    Lũ tràn xuống vừa rửa được sạch sông, cá chết trong mỗi đợt lũ sẽ lại thành thức ăn cho các loài khác như chim chóc hay cá sấu. Chúng không chê cá chết bởi phân hà mã từ thượng nguồn đâu, một phần là vì chúng cũng chẳng biết lý do cá chết, cứ có ăn là được.

    Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí Nature.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ