Rõ ràng là Apple không mở khoá cho FBI vì họ muốn thế, chứ không phải là họ không đủ năng lực để thực hiện.
CEO Apple Tim Cook đã khẳng định công ty của ông sẽ không hỗ trợ giúp chính phủ mở khoá chiếc iPhone 5c của kẻ sát nhân ở thành phố San Bernardino. Đây là động thái cứng rắn của Apple trong sự việc bảo mật thông tin khách hàng và chính phủ muốn kiểm soát nguồn thông tin cá nhân ấy.
Trong sự việc tương tự đã diễn ra tại New York vào năm trước, Apple biết rõ họ có thể truy cập vào chiếc điện thoại bị khoá nếu họ muốn.Theo các công tố viên trong vụ việc, Apple đã mở khoá điện thoại ít nhất 70 lần cho các nhà chức trách từ năm 2008, tuy nhiên công ty không công bố điều này.
Nói cách khác, quyết định của Apple trong sự việc ở thành phố San Bernardino không hẳn vì ông Tim Cook thực sự không thể làm điều đó, mà vì nó dính đến khía cạnh quan hệ công chúng nhiều hơn vì Cook đã từng tuyên bố sự bảo mật của khách hàng là điều Apple coi trọng hàng đầu.
Quay trở lạ vụ việc ở New York, Apple từ chối mở khoá chiếc điện thoại iPhone chạy iOS 7 mặc dù công ty có nói rõ rằng họ đủ năng lực và công nghệ để làm điều đó. Đại diện Apple giải thích: "Ép Apple phải trích xuất dữ liệu người dùng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin giữa khách hàng và công ty. Sự tổn hại danh tiếng này có thể gây tác động kinh tế nặng nề lâu dài."
Lập luận của Apple trong vụ việc ở New York đã nói lên được danh tiếng của công ty đã trở thành một phần quan trọng trong việc họ có chịu trích xuất dữ liệu của khách hàng cho chính phủ hay không.
Susan Hennessey, công tố viên ở Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho rằng "Apple đã gây ra một tai hại rất lớn, họ biết họ có đủ năng lực để mở khoá nhưng họ cứ lấy lí do danh tiếng ra để lấp liếm điều đó." Quyết định trên của Apple khiến cho mọi người trong sự việc thấy rất lạ vì trước đó công ty đã "ngoan ngoãn" mở khoá iPhone cho toà án một cách không công khai.
Apple cũng đã tranh cãi rất nhiều khi chính phủ dùng một bộ luật hơn 200 tuổi để "ép buộc" công ty phải hỗ trợ trích xuất thông tin khách hàng cho các nhà thi hành pháp, họ liên tục dùng "danh tiếng" và "bảo vệ khách hàng" làm lí do chính cho hành động của mình.
Tuy nhiên phía chính phủ không chịu khuất phục, họ đã tìm kiếm được các chuyên gia để tìm cách bẻ khoá iPhone và trích xuất các dữ liệu trong đó. Sự việc này tuy không được công bố rộng rãi trên các báo đài nhưng nó cho thấy chính phủ có thể sẽ không cần sự trợ giúp của Apple để mở khoá iPhone nữa. Lưu ý rằng các chuyên gia chỉ mới có thể dùng công cụ mở khoá cho những chiếc iPhone chạy hệ điều hành iOS 8.1.2.
Cuộc chiến giữa Apple và FBI sẽ không sớm chấm dứt khi mà công ty sẽ nộp các đơn thắc mắc trong vài ngày tới về bộ luật hơn 200 tuổi có được áp dụng cho sự việc ở thành phố San Bernardino. Dẫu vậy, rõ ràng là Apple không mở khoá cho FBI vì họ muốn thế, chứ không phải là họ không đủ năng lực để thực hiện.
"Tuy việc mở khoá này có thể sẽ rất khó làm, nhưng không phải là không thế" - Dan Guido, hacker/CEO của công ty bảo mật an ninh mạng Trail of Bits, cho biết.
Tham khảo TheDailyBeast
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín