Sự tích "Chúa tể Ánh trăng" Soham Parekh: coder kỳ tài đầu quân cho mấy startup một lúc, vừa bị "bóc phốt" trên mạng xã hội

    Kim,  

    Nhân vật kỳ tài trong làng công nghệ này bảo làm thế để kiếm ăn.

    Trước khi bước vào câu chuyện đáng ngạc nhiên về anh Soham Parekh, chúng ta cần hiểu về thuật ngữ “moonlight”, dịch sát nghĩa thì là “ánh trăng”.

    Đúng như cái tên mô tả, thuật ngữ này dùng để chỉ những người làm việc thêm giờ, làm tới đêm, đến khi bầu trời chỉ còn ánh sáng trăng. Trong lĩnh vực startup công nghệ hiện nay, khả năng moonlightning đã trở thành kỹ năng sinh tồn cho một số người trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.

    Sự tích "Chúa tể Ánh trăng" Soham Parekh: coder kỳ tài đầu quân cho mấy startup một lúc, vừa bị "bóc phốt" trên mạng xã hội- Ảnh 1.

    Khả năng này cho phép một cá nhân có thêm thu nhập, phát triển kỹ năng qua nhiều dự án khác nhau, kết nối được với nhiều người cùng ngành, thậm chí sau này có thể tự phát triển được một startup của mình.

    Tuy nhiên, một người thực hiện moonlighting sẽ đối diện với nhiều ràng buộc pháp lý, ví dụ như phải đảm bảo không xảy ra tranh chấp lợi ích: ví dụ như làm việc cho công ty đối thủ, hay để lộ thông tin mật của nơi mình đang làm việc.

    Giờ đã có trong tay định nghĩa, giờ bạn sẽ hiểu rõ hơn tại sao chúng tôi lại gọi anh Soham Parekh là “Chúa tể Ánh trăng”.

    Mọi chuyện bắt đầu từ một bài đăng trên mạng xã hội X, của tài khoản Suhail Doshi - CEO startup AI sinh ảnh có tên Playground AI. Anh nhắc tới một anh chàng có tên Soham Parekh tới từ Ấn Độ, đang làm việc cho 3-4 startup một lúc.

    Trong bài đăng của mình, anh Doshi cảnh báo rằng nhân vật này đang “săn lùng các vườn ươm công nghệ và nhiều doanh nghiệp khác”.

    Sự tích "Chúa tể Ánh trăng" Soham Parekh: coder kỳ tài đầu quân cho mấy startup một lúc, vừa bị "bóc phốt" trên mạng xã hội- Ảnh 2.

    Bài đăng cảnh báo của CEO Suhail trên mạng xã hội X - Ảnh chụp màn hình.

    Bài đăng lập tức bùng nổ, thu hút hơn 20 triệu lượt xem và mở ra cánh cửa cho hàng loạt CEO khác chia sẻ trải nghiệm tương tự.

    Từ Lindy đến Antimetal, từ Sync Labs đến Pally AI, các công ty lần lượt xác nhận từng tuyển dụng hoặc phỏng vấn Parekh, chỉ để phát hiện anh đang “phân thân” làm cho nhiều nơi. Dù bị sa thải hoặc từ chối, Parekh vẫn gây ấn tượng mạnh nhờ năng lực kỹ thuật vượt trội và kỹ năng trả lời phỏng vấn thượng thừa (do đã thực hành quá nhiều lần).

    Một gã kỳ tài hay một kẻ lừa dối?

    Sự việc càng trở nên phức tạp khi các CEO cho biết Parekh thường xuyên đưa ra lý do để hoãn làm việc, đôi khi viện cớ đi thăm người thân.

    Một số công ty đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật như định vị IP qua Zoom để xác minh thông tin, rồi phát hiện Parekh thực tế đang ở Ấn Độ, thay vì tại Mỹ như anh khai. Sự không nhất quán trong lý lịch, vị trí và thời gian làm việc khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là một “scammer công nghệ thời đại mới”?

    Trả lời ngay dưới bài đăng của Suhail, một loạt nhân vật trong ngành khác cũng chia sẻ câu chuyện của mình khi gặp Soham Parekh. Một số người khác bông đùa, gọi anh này là người "gánh cả hạ tầng số hiện đại".

    Sự tích "Chúa tể Ánh trăng" Soham Parekh: coder kỳ tài đầu quân cho mấy startup một lúc, vừa bị "bóc phốt" trên mạng xã hội- Ảnh 3.

    Buồn cười thay, Soham là kỹ sư đầu tiên chúng tôi tuyển về hồi năm 2022

    Rất thông minh và dễ mến; tôi thích làm việc với anh ta

    Không lâu sau chúng tôi phát hiện anh ta làm việc cho nhiều công ty một lúc và đã phải sa thải anh ta

    Khó có thể tưởng tượng số vốn liếng anh ta đã để lại

    Sự tích "Chúa tể Ánh trăng" Soham Parekh: coder kỳ tài đầu quân cho mấy startup một lúc, vừa bị "bóc phốt" trên mạng xã hội- Ảnh 4.

    Trời ạ tôi vừa mới nhớ ra câu chuyện yêu thích của mình về anh Soham Parekh

    Cuộc gọi thứ nhất: anh ta nói mình ở Mỹ, nhưng chúng tôi nghi anh ta ở Ấn Độ

    Cuộc gọi thứ hai: chúng tôi bảo anh ta bốc phét, anh ta thừa nhận "đã ở Ấn Độ tuần trước để thăm gia đình, và giờ đã về lại Mỹ"

    Cuộc gọi thứ ba: @asimdotshrestha thêm tính năng theo dõi IP vào cuộc gọi Zoom, và cho thấy anh ta đang ở Mumbai

    Lời thú nhận muộn màng

    Chỉ một ngày sau khi sự việc bùng nổ, Parekh xuất hiện trong chương trình TBPN để chia sẻ câu chuyện từ góc nhìn của chính mình. Anh thừa nhận đã làm nhiều việc cùng lúc từ năm 2022, thậm chí làm việc 140 giờ mỗi tuần vì gặp khủng hoảng tài chính. Dù không phủ nhận hành vi của mình là sai, Parekh cho rằng đây là lựa chọn bắt buộc để tồn tại.

    Sự tích "Chúa tể Ánh trăng" Soham Parekh: coder kỳ tài đầu quân cho mấy startup một lúc, vừa bị "bóc phốt" trên mạng xã hội- Ảnh 5.

    Soham Parekh chia sẻ câu chuyện của mình trên sóng chương trình TBPN - Ảnh chụp màn hình.

    Anh cũng nói rõ rằng mình không dùng AI hay thuê người làm hộ. Mọi dòng code đều do chính anh viết: điều khiến nhiều CEO từng tiếp xúc với Parekh càng thêm khó xử: Một kỹ sư giỏi đến vậy, vì sao lại phải chọn con đường vòng?

    Tương lai nào cho Soham Parekh?

    Dù bị gắn mác “lừa đảo”, Parekh lại có dấu hiệu tận dụng chính cơn bão truyền thông để xây dựng lại sự nghiệp. Anh thông báo gia nhập Darwin Studios - một startup AI chuyên remix video, nhưng sau đó đã nhanh chóng xóa bài đăng. Dù vậy, CEO công ty này vẫn công khai bảo vệ anh: “Soham là kỹ sư cực kỳ tài năng, chúng tôi tin vào khả năng của anh ấy.”

    Câu chuyện về Soham Parekh là minh chứng điển hình cho thực trạng hỗn độn trong tuyển dụng từ xa, đặc biệt tại các công ty khởi nghiệp công nghệ. Nó đặt ra câu hỏi: Liệu một kỹ sư có thể làm việc cho nhiều công ty cùng lúc mà vẫn hiệu quả? Và ranh giới nào cho sự chấp nhận, khi tài năng kỹ thuật vượt lên trên chuẩn mực đạo đức?

    Dù là một kẻ dối trá hay một thiên tài lập dị, Soham Parekh đã và có thể sẽ tiếp tục để lại dấu ấn không nhỏ trong kỷ nguyên AI đang bùng nổ.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ