Surface Pro 2017 khó mở, trong khi Surface Laptop 0 điểm iFixit: không thể sửa chữa vì lớp vỏ dán chặt
Microsoft ưu tiên thiết kế sản phẩm nhỏ gọn nhưng phải đánh đổi về khả năng bảo trì và sửa chữa.
Xu hướng thiêt kế chung của ngành công nghệ luôn cố gắng tạo nên những thiết bị mỏng nhẹ đầy tinh tế. Bởi vậy, nó buộc nhà sản xuất đánh đổi một vài thứ. Theo iFixit, mẫu Surface Laptop của Microsoft gần như không sửa chữa được, trong khi Surface Pro cũng chẳng khấm khá hơn là mấy.
Chuyên trang này đã mổ xẻ hai chiếc máy tính để cho thấy hình ảnh chi tiết từng bộ phận bên trong. Chiếc Laptop thậm chí chẳng có lấy cái ốc vít nào bên ngoài. Để mở máy, iFixit phải “mổ bụng” theo đúng nghĩa đen là dùng dao cắt lớp vải bàn phím mà chắc chắn không thể trả lại nguyên trạng như ban đầu. Đó là thiết kế không cho phép tháo mở.
Sau khi đã loại bỏ bàn phím, chúng ta sẽ thấy các bộ phận bên trong được dán keo, hàn hoặc gắn cố định rất chắc chắn.
Surface Pro mới không có nhiều khác biệt ở bên ngoài so với người tiền nhiệm Pro 4, nhưng khi tháo rời thì ta thấy nâng cấp đáng kể về thông số kỹ thuật. Pin lớn hơn (45Wh so với 38.2Wh) và thanh tản nhiệt lộ rõ để truyền nhiệt của vi xử lý ra toàn bộ mặt sau của máy. Điều này giúp dễ dàng làm mát chip Core i5 không có quạt.
Từ lâu, Surface Pro chưa bao giờ “thân thiện” với người dùng và bên thứ ba về khả năng cho phép sửa chữa. Tuy nhiên, các phiên bản trước đó đều có thể (ít nhất về mặt lý thuyết) thay thế SSD. Trên Pro 4, ổ SSD sử dụng đầu nối chuẩn M.2 và nếu muốn thử, bạn hoàn toàn đủ khả năng lắp ổ khác. Tuy nhiên với Surface Pro 2017, bộ nhớ trong được hàn chặt trên bo mạch chủ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"