Tai nghe dạng hở Open-ear đang “mốt” nhưng đừng vội tìm mua nếu không phải kiểu người này
Ưu điểm có, nhược điểm không thiếu, các tai nghe Open-Ear vẫn ngày càng xuất hiện rộng rãi, được nhiều người tìm mua thay cho tai nghe Ear-buds và In-ear thông thường.
- 4 điểm “ăn tiền” khiến quạt không cánh đắt gấp đôi quạt thường vẫn có người mua
- Tai nghe chống ồn “Pro” của Redmi giá chưa đến 2 triệu, nhiều tính năng hay, hợp với hội chạy bộ vì tính năng này
- Có 1 món đồ giúp hạ nhiệt cho ô tô tức thì mà không cần bật điều hòa, giá chỉ từ 252.000đ, không cần lắp đặt phức tạp
Hầu hết tai nghe dạng nhỏ gọn hiện đều là 1 trong 2 dạng In-ear (có nút cao su) và Ear-buds (không nút cao su). Dạng In-ear đang được nhiều người ưa chuộng vì xu hướng chống ồn chủ động, cần sự kín đáo, hạn chế lọt tiếng ồn bên ngoài vào. Dạng Ear-buds thì dành cho những người cần sự thông thoáng, đeo thoải mái hơn và không quá kín.
Gần đây, các nhà sản xuất đẩy mạnh giới thiệu thêm các loại tai nghe Open-ear, tức là thiết kế hở hoàn toàn, tai nghe không che mất lỗ tai mà vẫn đảm bảo âm thanh truyền đến. Kiểu thiết kế đang được nhiều người ưa chuộng vì giúp họ cân bằng được nhu cầu trải nghiệm âm nhạc và nghe được âm thanh xung quanh, đặc biệt là những người yêu thích thể thao, chạy bộ, đạp xe ngoài trời.
Đây cũng là ưu điểm lớn nhất của tai nghe dạng hở Open-ear, vì người dùng không phải lo lắng bị “điếc” khi tham gia giao thông, đi ngoài đường hay phải nói chuyện với mọi người xung quanh. Đúng là nhiều tai nghe chống ồn khác hiện đã có chế độ Xuyên âm hoạt động tương tự nhưng chất lượng âm thanh thực tế, độ tự nhiên và rõ nét sẽ không thể so bì với khi dùng tai nghe hở.
Chưa kể, việc dùng tai nghe hở sẽ giúp đôi tai trở nên thông thoáng, không gây bí bách, đẫm mồ hôi, cực hợp với những người gặp tình trạng ráy tai ướt, hay bị ngứa tai… Dân văn phòng khi dùng tai nghe Open-ear cũng sẽ không gặp tình trạng sếp gọi không nghe, đồng nghiệp nói không hiểu nữa.
Tai nghe dạng hở đích thị dành cho hội mê tập thể thao, chạy bộ ngoài trời.
Dù vậy, nhược điểm của các loại tai nghe này cũng không thiếu: Đầu tiên là chất lượng âm thanh thường thua kém khá nhiều so với dạng In-ear hay Ear-buds. Do thiết kế phần cứng, âm bass sẽ khó mà truyền đến tai nên chất âm nhìn chung sẽ thiên mid, treble vừa đủ và bass chỉ để cho có, không thể tạo lực mạnh mẽ đủ để làm hài lòng hội mê nhạc điện tử, nhạc EDM xập xình.
Ngoài ra, âm lượng của tai nghe thường cũng không quá lớn, đôi khi không đủ nghe nếu ở nơi ồn ào. Còn nếu ở nơi yên tĩnh, những âm thanh phát ra có thể người xung quanh cũng sẽ nghe thấy, cần đặc biệt chú ý với ai hay phải gọi thoại nội dung nhạy cảm, bí mật.
Vậy là, những chiếc tai nghe này thực tế chỉ phù hợp với 1 số lượng người dùng rất nhỏ: Người thường xuyên vận động, tập thể thao ngoài trời, nơi có nhiều xe cộ; hoặc những người không muốn/không được bịt kín tai vì lý do sức khỏe/vệ sinh cá nhân. Nếu không thuộc 1 trong 2 nhóm này, tốt nhất bạn nên tìm mua tai nghe in-ear hoặc ear-buds dùng cho “chắc cú”, đừng FOMO kẻo hối hận.
Gợi ý 1 số tai nghe dạng hở nổi bật
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"