Lý do Apple thực hiện động thái tăng giá điện thoại tại các thị trường như Anh, Nhật Bản, Đức và Australia liên quan đến tình trạng biến động tiền tệ.
Những chiếc iPhone mới nhất của Apple, các mẫu series 14, đi kèm với màn hình tốt hơn, chất lượng máy ảnh cao hơn và khả năng truyền tin qua vệ tinh, bên cạnh nhiều tính năng và cập nhật đời mới khác. Tuy nhiên tùy thuộc vào quốc gia nơi khách hàng sinh sống, chúng cũng có thể đi kèm với mức giá cao hơn.
Một số nhà phân tích dự đoán rằng Apple có thể tăng giá những mẫu iPhone mới nhất do những thách thức chưa chấm dứt trong chuỗi cung ứng và lạm phát, nhưng những khách hàng tiềm năng của "Táo khuyết" ở Mỹ và Trung Quốc lại không thấy giá iPhone 14 tăng so với các mẫu đời 13.
Trong khi đó, đối với người tiêu dùng tại các thị trường như Anh, Nhật Bản, Đức và Australia, các mẫu iPhone mới nhất đã bị tăng giá đáng kể.
Để so sánh, mẫu iPhone 14 cơ bản có giá khởi điểm 799 USD ở Mỹ, bằng mức giá của iPhone 13 khi mẫu này được phát hành năm ngoái. Sang Vương quốc Anh, iPhone 14 cơ bản có giá 849 Bảng Anh, tương đương khoảng 975 USD. Mức giá này cơ bản cao hơn đáng kể mức 779 Bảng Anh của iPhone 13.
Sự chênh lệch giá đó tiếp tục tăng lên với các mẫu cao cấp hơn. Ví dụ: iPhone 14 Pro Max ở Vương quốc Anh đắt hơn 150 Bảng so với mẫu tương đương của năm ngoái.
Lý do Apple thực hiện động thái tăng giá điện thoại tại các thị trường này liên quan đến tình trạng biến động tiền tệ.
Trả lời vấn đề này, trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh quý mới nhất hồi tuần trước, Giám đốc Tài chính Apple, Luca Maestri, cho biết mức tăng trên là vì mọi đồng tiền trên toàn cầu về cơ bản đều suy yếu so với đồng USD. Ông cũng lưu ý rằng việc đồng USD mạnh lên gây khó khăn trong một số mặt, khiến việc định giá cũng như chuyển khoản doanh thu ở các thị trường mới nổi sang USD trở nên khó khăn.
Trong khi Apple báo cáo doanh thu đã tăng 8% trong quý vừa qua lên 90,15 tỷ USD, Giám đốc điều hành Apple Tim Cook nói với CNBC vào tuần trước rằng tập đoàn sẽ tăng trưởng "hai con số" nếu không có đồng USD mạnh.
Chia sẻ quan điểm trên, ông Maestri nói tỷ giá hối đoái là "một yếu tố rất quan trọng" ảnh hưởng đến kết quả của Apple, cả về doanh thu và tỷ suất lợi nhuận gộp. Ông cho hay Apple phòng ngừa rủi ro tiền tệ của mình ở nhiều nơi nhất có thể trên khắp thế giới, nhưng những biện pháp bảo vệ đó bắt đầu thu hẹp khi tập đoàn cần tiếp tục mua các hợp đồng mới.
Nhưng ông Maestri cho biết Apple cũng xem xét bối cảnh ngoại hối khi ra mắt các sản phẩm mới. Chính điều này đã dẫn đến những đợt tăng giá gần đây nhất.
Trong khi những biến động tiền tệ gần đây so với USD đang khiến một số người mua quốc tế trả nhiều tiền hơn cho một chiếc iPhone. Cũng có những trường hợp Apple thay khách hàng "hấp thụ" những chi phí đó.
Như vào năm 2019, khi đồng USD cũng tăng giá so với các loại tiền tệ khác, Apple đã điều chỉnh giá ở một số thị trường nước ngoài và đặt chúng về gần hoặc bằng với giá tính theo đồng nội tệ một năm trước đó.
Tuy nhiên, nguyên nhân khiến Apple làm vậy là do doanh số bán hàng sụt giảm do giá bán tăng. Ví dụ như ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đồng Lira nội địa đã giảm 33% so với đồng USD vào năm 2019, doanh thu của Apple đã giảm 700 triệu USD.
Sang năm 2022, Apple cho biết họ không thấy nhu cầu ở những thị trường này giảm xuống. Ông Maestri lưu ý rằng tập đoàn đã chứng kiến mức tăng trưởng hai con số ở Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Việt Nam và các quốc gia khác ngay cả trong các loại tiền tệ được báo cáo tương ứng của họ.
Đồng USD cũng đã tăng đều đặn so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc trong 6 tháng, nhưng đã có một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu đối với iPhone mới của Apple tại nước này có thể đang suy yếu. Trong khi ông Maestri cho biết Apple đã ghi nhận các kỷ lục mới trong quý kết thúc vào tháng Chín ở Trung Quốc, một báo cáo gần đây từ ngân hàng đầu tư Jeffries cho biết doanh số bán ra của bốn mẫu iPhone 14 mới tại Trung Quốc trong 38 ngày đầu tiên đã giảm 28% so với các mẫu iPhone 13 trong cùng một khoảng thời gian.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI