Tại sao các cụ một khi đã sống đến 80 tuổi thì sẽ sống rất thọ, khỏe mạnh hơn cả con cháu và hiếm khi mắc ung thư?
Hóa ra có một độ tuổi mà ở đó ung thư sẽ "buông tha" con người.
- Death Clock: Ứng dụng AI giúp bạn 'nhìn' trước tuổi thọ của bạn
- 3 thói quen buổi sáng khiến huyết áp tăng vọt, đe dọa rút ngắn tuổi thọ: Nhiều người vẫn thường làm mà không biết
- Bài tập “tăng tuổi thọ” đơn giản: chỉ mất 10 phút mỗi ngày mang lại ít nhất 5 lợi ích
- Doanh nhân 40 tuổi người Nhật chỉ ngủ 30 phút/ngày vẫn năng động cả ngày, hy vọng "kéo dài" tuổi thọ, chuyên gia giấc ngủ nói gì?
- Không phải 49 hay 53, đây mới là hai "năm tuổi" mà con người dễ ốm đau bệnh tật nhất, theo khoa học
Nếu bạn có ông bà hoặc bố mẹ chuẩn bị chúc thọ tuổi 80 vào dịp Tết này, xin chúc mừng, bởi đó là một cột mốc hết sức quan trọng có thể quyết định đến sức khỏe và tuổi thọ cuối cùng của người thân bạn.
Từ lâu, các nhà khoa học đã quan sát thấy một hiện tượng trong nhóm những người cao tuổi, rằng một khi đã sống qua một độ tuổi nhất định thì sức khỏe của họ sẽ trở nên rất ổn định.
Mặc dù vẫn mắc các căn bệnh lão hóa, nhưng những người siêu thọ có thể quản lý rất tốt tình trạng của mình. Họ không mắc thêm bệnh mới, đặc biệt là không bị mắc ung thư như những người già có độ tuổi thấp hơn.
Vượt qua cột mốc, chẳng như năm 80 tuổi, có thể đồng nghĩa với việc người đó sẽ sống khỏe mạnh thêm nhiều thập kỷ nữa. Sức khỏe của họ thậm chí còn tốt hơn cả con cái mình hoặc những người già khác đang ở trong độ tuổi 60-70.
Bây giờ, một nghiên cứu trên tạp chí Nature dường như đã giải mã được bí ẩn đó. Họ đã khám phá ra được một cơ chế tế bào, khiến cho cột mốc 80 tuổi trở thành điểm dấu đáng chú ý của những người siêu thọ.
Cơ chế tế bào này giải thích tại sao những người đã sống qua 80 tuổi hiếm khi nào mắc thêm bệnh, đặc biệt là ung thư.
Ung thư bắt đầu từ đâu? Tại sao người già dễ mắc ung thư hơn người trẻ?
Các nhà khoa học cho rằng ung thư phát triển là do sự tích lũy những đột biến liên quan đến gen. Mỗi khi một tế bào trong cơ thể phân chia, nó sẽ làm phát sinh một số lượng các đột biến.
Trong khi đa phần đột biến của quá trình phân bào là vô hại, một lượng nhỏ các đột biến gây hại có thể được tích lũy dần lên, cho tới khi nó tạo ra một tế bào ung thư. Do đó, quá trình phân bào xảy ra càng nhanh và càng nhiều thì một người càng có nguy cơ để mắc ung thư cao hơn và sớm hơn.
Vào năm 1971, nhà di truyền học người Mỹ Alfred Knudson đã đưa ra một giả thuyết được gọi là "Giả thuyết hai cú đánh" để giải thích điểm khởi nguồn của một khối u ung thư. Theo Knudson ung thư sẽ bắt đầu hình thành khi một tế bào bị đột biến trong cả hai bản sao của một gen bình thường và một gen thứ 2 ngăn chặn sự hình thành ung thư.
Hai đột biến này vô hiệu chức năng ức chế khối u trong tế bào đó và mở đường cho ung thư diễn ra. Sau này, giả thuyết được mở rộng, đối với cả trường hợp 2 đột biến không nhất thiết phải cùng một gen, mà có thể là trên các gen kiểm soát cùng một con đường ngăn chặn khối u hình thành.
Hai đột biến xảy ra trong cùng một tế bào được coi là sự kiện ngẫu nhiên không may mắn. Vì các đột biến vẫn thường xảy ra trong từng tế bào khi phân chia, số lần phân chia càng nhiều, ung thư càng có cơ hội xuất hiện.
Đó là lý do tại sao người ta nghĩ tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng theo tuổi tác. Khi tế bào càng nhiều tuổi, và càng có nhiều thời gian phân chia, chúng càng có nhiều cơ hội tích lũy được hai đột biến cần thiết cho sự hình thành của khối u.
Vậy là lý do người già thường hay mắc ung thư hơn người trẻ là vì tế bào của họ đã trải qua số lượt phân bào nhiều hơn. Điều này giải thích tại sao phải đến độ tuổi trung niên, ngoài 50 tuổi, chúng ta mới cần đi khám sàng lọc ung thư định kỳ.
Không có gì phải nghi ngờ, nguy cơ mắc ung thư của tất cả chúng ta sẽ tăng dần từ những năm trước 50 tuổi cho đến 60 và 70 tuổi.
Nhưng đến độ tuổi 80, tại sao nguy cơ ung thư lại giảm xuống?
Đó là những gì mà các nhà khoa học đã quan sát được khi theo dõi sức khỏe của những nhóm người sống thọ và siêu thọ trên thế giới. Họ nhận thấy có một xu hướng kỳ lạ khi nguy cơ mắc ung thư ở người trên 80 tuổi còn thấp hơn cả những người 60 hoặc 70 tuổi.
Xu hướng phi tuyến tính này rõ ràng là không bình thường và không thể được giải thích bằng "Giả thuyết hai cú đánh" của Alfred Knudson.
Do đó, một nhóm các nhà khoa học đến từ Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (MSK) ở New York, Hoa Kỳ đã quyết tâm đi tìm câu trả lời cho hiện tượng bí ẩn này.
Đầu tiên, họ đã thực hiện thí nghiệm trên những con chuột già để tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra trong quá trình phân chia tế bào của chúng.
Công việc tập trung vào các tế bào gốc phế nang loại 2 (AT2) thường làm khởi phát ung thư phổi bởi loại ung thư này là thứ mà người siêu thọ hiếm khi mắc phải so với người ít tuổi hơn.
Bạn có thể thấy nhiều người già vẫn hút thuốc cả đời mà không mắc ung thư, trong khi nhiều người trẻ sẽ tử vong do ung thư phổi trước họ.
Các thử nghiệm trên tế bào AT2 của chuột già cho thấy sự hiện diện của một protein có tên là NUPR1 cao hơn bình thường. Những protein này đẩy tế bào vào tình trạng kém hấp thu sắt và do đó, làm chậm sự phân chia của chúng.
Một mặt, điều này làm hạn chế khả năng tái tạo của các mô cơ quan ở chuột già. Tuy nhiên, trong cái rủi cũng có cái may, nó cũng làm hạn chế cả nguy cơ tế bào phân chia xuất hiện đột biến và trở thành ung thư.
"Các tế bào lão hóa thực ra có chứa nhiều sắt hơn. Nhưng vì những lý do mà chúng ta vẫn chưa hiểu biết hết được, chúng lại hoạt động như thế chúng không có đủ sắt" , tiến sĩ Xueqian Zhuang, nhà nghiên cứu ung thư đến từ MSK cho biết.
"Khi các tế bào già đi, chúng mất khả năng tái tạo vì nghĩ mình không có đủ sắt. Và do đó, cũng mất nguy cơ phát triển không kiểm soát, vốn là điều xảy ra trong ung thư".
Phát hiện này có ý nghĩa thế nào với con người?
Không chỉ ở trên chuột, các nhà khoa học cho biết họ cũng đã quan sát thấy các quá trình tương tự với protein NUPR1 xảy ra trên tế bào người.
Các tế bào được trích xuất từ người già trên 80 tuổi có nồng độ NUPR1 cao hơn dẫn đến giảm lượng sắt mà chúng có thể sử dụng. Khi tế bào người trẻ được can thiệp để cố tình giảm nồng độ NUPR1 xuống, khả năng dung nạp sắt của tế bào cũng giảm.
Điều này có thể mở ra nhiều cách tiếp cận trong điều trị y tế. Chẳng hạn như nếu muốn phục hồi tế bào phổi cho những người già trên 80 tuổi bị nhiễm COVID-19, các nhà khoa học có thể can thiệp để làm giảm NUPR1 trong tế bào và khôi phục khả năng dung nạp sắt của họ, giúp tế bào phổi trẻ hóa.
Tuy nhiên, điều này cần phải cân nhắc đến việc giảm NUPR1 có thể làm tăng nguy cơ tế bào phổi phân chia bất thường gây ung thư.
Còn đối với người đã mắc ung thư ở độ tuổi 60-70, hiện có một phương pháp điều trị gọi là Ferroptosis liên quan đến việc sử dụng thuốc có gốc sắt để làm chết tế bào ung thư.
Thế nhưng, bệnh nhân lớn tuổi thường không có khả năng dung nạp sắt do đó, hiệu quả điều trị của Ferroptosis rất hạn chế. Bây giờ, bằng cách làm giảm NUPR1 và tăng sắt trong tế bào, những bệnh nhân ung thư có thể sẽ được lợi.
Còn đối với người trẻ hoặc trung niên dưới 60 tuổi, những người muốn phòng ngừa ung thư trong giai đoạn sức khỏe kém nhất của cuộc đời, nghiên cứu về NUPR1 là một lời cảnh tỉnh đối với họ.
"Những dữ liệu của chúng tôi gợi ý rằng, về mặt phòng ngừa ung thư, các sự kiện xảy ra khi chúng ta còn trẻ có thể nguy hiểm hơn nhiều so với những sự kiện xảy ra trong giai đoạn sau này của cuộc đời", nhà sinh học ung thư Tuomas Tammela đến từ MSK chia sẻ.
"Vì vậy, ngăn chặn thanh thiếu niên hút thuốc, phơi nắng hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư có lẽ còn quan trọng hơn chúng ta nghĩ".
Nhân nói về các độ tuổi cần cẩn thận về sức khỏe khi sắp sang năm mới, một nghiên cứu hồi tháng 8 cho thấy 49 và 53 không phải là độ tuổi tai ương nhất về mặt sức khỏe mà con người phải đối mặt.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Stanford đã thu thập hơn 250 tỷ điểm dữ liệu sức khỏe của một nhóm dân số để phát hiện năm 44 tuổi mới là năm mà sức khỏe con người tuột dốc không phanh.
Vì vậy, những người sinh năm 1981 khi bước sang năm 2025 sẽ cần đặc biệt cẩn thận về sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh của họ sẽ gia tăng kể từ năm sau, khi cơ thể họ chứng khiến nhiều sự thay đổi trong các phân tử liên quan đến quá trình chuyển hóa chất béo, lipid, caffeine và rượu.
Các chỉ số liên quan đến bệnh tim mạch và rối loạn chức năng ở da và cơ cũng biến động mạnh trong khoảng thời gian này. Sau đó, mọi thứ sẽ cải thiện dần khi họ đi từ năm 44-60 tuổi.
Đến độ tuổi 60, các chức năng tim mạch, thận, da và cơ bắp sẽ suy giảm một lần nữa, tạo ra sườn dốc thứ hai của sức khỏe trong đời.
Những người sinh năm 1965 cũng phải cận thận vào năm sau, 2025, khi khi một lần nữa, quá trình chuyển hóa carbohydrate, và chức năng điều hòa miễn dịch của họ bị suy giảm.
Nhưng nếu vượt qua được những năm tuổi này và sống khỏe mạnh đến năm 80 tuổi, nghiên cứu mới này cho thấy sức khỏe của họ sẽ ổn định. Và nhiều khả năng, họ sẽ sống rất thọ do nguy cơ ung thư đang giảm xuống.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nvidia chính thức tung RTX 50-series: Hiệu năng khủng biến RTX 4090 thành 'đồ cổ' chỉ sau một đêm, giá chỉ từ 13 triệu đồng
Có thể thấy, dòng RTX 50-series là bước tiến lớn của Nvidia kể từ khi giới thiệu RTX 40-series với kiến trúc Ada Lovelace cách đây hai năm
Từ bỏ thương hiệu lâu đời để chạy theo tên gọi "Pro Max", ông trùm của Dell phản hồi ra sao khi bị tố bắt chước Apple?