Tại sao cách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam lại hiệu quả hơn cả việc tặng gà của Bill Gates?
Năm 2016, Tỷ phú Bill Gates đưa ra quan điểm rằng những con gà có thể giúp nhân loại chống lại đói nghèo. Theo đó, nhà sáng lập Microsoft cho rằng nếu giá mỗi con gà vào khoảng 5 USD, một mức giá bình thường tại Tây Phi thì một người phụ nữ có thể kiếm được 1.000 USD mỗi năm, cao hơn mức thu nhập chuẩn nghèo 700 USD/năm.
Với quan điểm này, ông Gates đã quyên góp 100.000 con gà cho các hộ nông thôn tại những nước đang phát triển trong năm 2016. Tỷ phú Gates cho biết những con gà dễ nuôi, dễ đem lại sản phẩm để thu lợi nhuận và thậm chí là nguồn thực phẩm tốt cho các hộ gia đình. Bởi vậy, ông đặt mục tiêu giúp nâng tỷ lệ gà tiêm chủng phòng bệnh tại vùng cận sa mạc Sahara-Châu Phi từ 5% hiện nay lên 30%.
Tuy nhiên mới đây, nhà kinh tế học Chris Blattman của Đại học Chicago đã viết một bức thư tới tỷ phú Gates đề nghị ông xem xét lại quan điểm trên. Theo đó, ông Blattman cho rằng nhà sáng lập Microsoft nên tặng tiền thay vì tặng gà và để những người dân Châu Phi tự quyết định xem họ nên mua gì.
Trong lá thư của mình, ông Blattman cho rằng mặc dù việc nuôi gà có thể giúp các phụ nữ Châu Phi có thu nhập trên mức nghèo đói nhưng đó chỉ là lý thuyết bởi khi các hộ nông thôn cùng nuôi gà, cung tăng lên sẽ khiến giá thị trường đi xuống. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc chăn nuôi gia cầm có chi phí thấp nhưng cũng góp phần rất nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Bên cạnh đó, ông Blattman cũng dẫn chứng một nghiên cứu năm 2015 của một nhóm chuyên gia tại 6 nước, qua đó thực hiện chương trình đào tạo người dân chăn nuôi gồm dê và gà để xóa đói giảm nghèo. Sau 3 năm hoạt động, những người nông dân được đào tạo đã có thu nhập khoảng 80 USD/năm, một kết quả vô cùng khả quan. Tuy nhiên, chi phí cho các chương trình đào tạo này tốn tới 1.700 USD mỗi người.
Nếu xét theo khía cạnh hiệu quả kinh tế, những người nông dân này phải tốn tới 20 năm để thanh toán hết số chi phí bỏ ra để đào tạo cho họ chăn nuôi.
Trong khi đó, một chương trình xóa đói giảm nghèo khác tại Uganda cho một phụ nữ vay 150 USD kèm một khóa đào tạo ngắn và có sự theo dõi giúp đỡ đề cô lập nghiệp. Sau 2 năm, hộ gia đình của người này đã thu nhập tới hơn 202 USD/năm. Tổng chương trình này chỉ mất 843 USD và hiệu quả hơn rất nhiều.
Vì vậy, chuyên gia Blattman cho rằng thay vì tặng gà, kế hoạch mà ông Balttman cho rằng tốn tới 15 triệu USD thì tỷ phú Gates nên dùng khoản tiền này để tặng cho người nghèo Châu Phi.
Ai đúng ai sai?
Trớ trêu thay, quan điểm của cả tỷ phú Gates và chuyên gia Blattman mới dây đã bị chuyên gia kinh tế Lant Pritchett của trường đại học Harvard bác bỏ. Theo đó, ông Prichett cho rằng cả 2 quan điểm trên đều đã đi chệch phương hướng trong xóa đói giảm nghèo, đó là giúp tăng trưởng kinh tế chứ không phải là quyên góp gà hay cho tiền mặt.
Chuyên gia Pritchett cho rằng chính tăng trưởng kinh tế, mở cửa thị trường đã thúc đẩy các chương trình xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả cũng như cải thiện đời sống người dân. Bằng cách này, năng suất nền kinh tế sẽ đi lên, mức lương được nâng và giúp mọi người thoát nghèo. Đây là vấn đề chung của toàn xã hội chứ không phải chuyện những con gà hay những đồng tiền mặt có thể làm.
Đặc biệt, ông Pritchett chỉ ra rằng những chương trình cải cách kinh tế tại Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đã kéo hàng trăm triệu người dân thoát cảnh đói nghèo và phần lớn công lao thuộc về chính phủ cùng những chính sách mở cửa kinh tế của họ chứ không phải các tổ chức xã hội.
Những số liệu ở các quốc gia trên cho thấy tỷ lệ đói nghèo đã giảm rõ rệt nhờ tăng trưởng kinh tế chứ không phải sự nỗ lực vượt bậc của bất kỳ tổ chức xã hội nào.
Một nghiên cứu tại 15 quốc gia trên 3.991 hộ gia đình thoát nghèo thành công cho thấy 886 hộ thoát nghèo nhờ kiếm được một công việc tốt, 807 hộ làm ăn kinh doanh, 223 hộ chịu khó làm nhiều hơn, số còn lại là những nguyên nhân khác. Dẫu vậy, chỉ có 3 hộ gia đình trong số trên cho biết họ thoát nghèo nhờ sự trợ giúp tích cực của các tổ chức phi chính phủ (NGO).
Bởi vậy, ông Pritchett cho rằng khoản tiền 15 triệu USD của Bill Gates thay vì tặng gà có thể đầu tư vào nghiên cứu, giúp các quốc gia đang phát triển tìm kiếm những đường lối, chính sách cải thiện nền kinh tế như nâng cao môi trường đầu tư, tăng cường tự do thương mại… hơn là những việc nhỏ như tặng gà.
Quan điểm của Pritchett cho thấy cả ông Blattman và tỷ phú Gates bị ấn tượng quá mức với những kết quả hữu hình khi việc cho tiền hay tặng gà có thể dễ dàng định lượng. Ví dụ như tặng gà có thể để người nông dân tăng thu nhập lên một khoản nhất định.
Chuyên gia Pritchett cho rằng dù những kết quả này hữu hình nhưng chúng không là gì nếu chính phủ tìm ra được một đường lối phát triển kinh tế hiệu quả và kéo tầng lớp nghèo đói ra khỏi vũng lầy thu nhập.
Ngoài ra, việc định lượng mức thu nhập nghèo đói trong quan điểm của tỷ phú Gates và ông Blattman cũng bị chỉ trích bởi nghiên cứu năm 2006 cho thấy những người nghèo ở 13 quốc gia tham gia dự án chi tiêu 72% thu nhập của họ cho thực phẩm, giáo dục và y tế. Như vậy, việc định nghĩa mức thu nhập chuẩn nghèo là không chính xác bởi mỗi người có chi tiêu khác nhau tại từng thời điểm, từng quốc gia.
Thậm chí, mức chuẩn nghèo tại Mỹ là thu nhập chưa đến 17 USD/ngày nhưng con số này là 1,9 USD/ngày theo Ngân hàng quốc tế (World Bank) ở những nước như Kenya, Nepal… Rõ ràng, việc quy định khác nhau về chuẩn nghèo này khiến những dự án tặng gà hay tiền của Bill Gates và Blattman trở nên khó thực hiện trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Cuối cùng, ông Pritchett cho biết quan điểm này có thể khiến các tổ chức phi chính phủ (NGO), những chuyên gia như ông Blattman hay tỷ phú Gates phật ý nhưng rõ ràng một cách dễ dàng để giúp xóa đói nghèo không có nghĩa là cách đó hiệu quả hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI