Tại sao CEO Reed Hastings của Netflix lại gọi công ty mình là "anti-Apple"?

    Quỳnh Như, Ictnews 

    CEO Reed Hasting của Netflix là người tạo ra nền văn hóa làm việc "mở" tại công ty, khi cho tất cả nhân viên tự do ngôn luận và chia sẻ tất cả thông tin với nhau. Điều đó khiến Netflix như một hãng "anti-Apple" với văn hóa công ty hoàn toàn trái ngược.

    Tại sao CEO Reed Hastings của Netflix lại gọi công ty mình là anti-Apple? - Ảnh 1.

    Trong một hội nghị TED trong năm nay, Hasting đã nói về văn hóa mở của các nhân viên công ty trong việc chia sẻ thông tin, điều này khiến Netflix được coi như "anti-Apple" với nền văn hóa hoàn toàn trái ngược.

    "Chúng tôi giống như đang anti-Apple vậy. Nếu như văn hóa của họ là ngăn cách thông tin ra bên ngoài thì chúng tôi hoàn toàn ngược lại. Tại đây tất cả mọi người đều có thể nhận được bất cứ thông tin nào. Bất cứ khi nào tôi tìm và thực hiện bất cứ quyết định lớn nào, tôi đều không hề có ý định giấu diếm hay làm gì với chúng",

    Apple được coi là công ty có nền văn hóa bảo mật nhất thế giới, những thông tin nhạy cảm về các sản phẩm đều phải được nhân viên trong công ty giữ kín. Thậm chí nếu không tuân theo quy định, họ sẽ phải đối mặt với án phạt về luật pháp nếu làm rò rỉ thông tin.

    Còn với Hastings thì chiến lược chia sẻ thông tin tại Netflix nhằm thúc đẩy các cuộc tranh luật lành mạnh trong quá trình đưa ra cuộc định cuối cùng. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi Netflix là một dịch vụ phục vụ người xem phim và các show truyền hình thực tế, việc đóng góp các ý kiến, ý tưởng từ mọi người trong công ty có thể làm nội dung trở nên phong phú hơn. Trong năm nay công ty sẽ đầu từ 8 tỷ USD vào việc phát triển nội dung.

    "Phản đối trong âm thầm là không trung thành"

    CEO nói thêm: "Chúng tôi muốn mọi người nói lên sự thật, vì phản đối trong âm thầm đồng nghĩa với việc không trung thành. Không nên để một quyết định được đưa ra chỉ là quyết định của riêng bạn. Chúng tôi tập trung vào việc càng có nhiều cuộc tranh luận càng tốt".

    Cũng trong buổi phỏng vấn này, Hashtings đã chỉ trích về những vụ bê bối trong dữ liệu của Facebook với công ty Cambridge Analytica. Ông cho biết điều này "không hoàn toàn bất công" đối với Facebook, Hashtinsg cho rằng CEO Mark Zuckerber là người "dẫn đầu trong các cáo buộc về việc sửa chữa" các vấn đề của mạng xã hội lớn nhất thế giới này.

    Hastings đã so sánh mạng truyền thông xã hội như Facebook "rõ ràng đang cố gắng để lớn mạnh một cách nhanh chóng" và giống với sự gia tăng của truyền hình trong những năm 1960. Thời điểm mà việc phát truyền hình màu và kinh doanh máy thu hình màu tăng ở Mỹ và bắt đầu ở hầu hết các nước phát triển khác.

    Sự sẵn có của các phương tiện lưu trữ như VHS, laserdisc, Video CD, DVD và Blu-ray độ nét cao cho phép người xem sử dụng các máy truyền hình để xem và ghi nhận các tài liệu như phim ảnh và các tài liệu quảng bá. Kể từ những năm 2010, truyền hình internet đã gia tăng các chương trình truyền hình có sẵn thông qua Internet thông qua các dịch vụ như iPlayer, Hulu, và Netflix.

    "Khi truyền hình được phổ biến lần đầu tiên vào những năm 1960 tại Mỹ, nó được gọi là một "vùng đất hoang rộng lớn" và truyền hình sẽ khuấy động tâm trí của mọi người. Tất nhiên tâm trí mọi người đều ổn, chỉ có truyền hình cần phải có thời gian điều chỉnh một số chỗ. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tất cả các công nghệ mới đều có ưu điểm và khuyết điểm. Trong xã hội này, chúng tôi vẫn trên con đường tìm ra điều đó".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ