Tại sao chim kiwi lại tiến hóa không có cánh nhưng lại có khứu giác rất nhạy?

    Đức Khương,  

    Có thể bạn chưa biết, Kiwi là loài chim duy nhất trên thế giới có lỗ mũi bên ngoài ở đầu mỏ.

    Đặc điểm không cánh và khứu giác siêu phàm của loài chim quốc gia New Zealand, Kiwi, là kết quả của quá trình thích nghi với môi trường sống, giúp chúng tồn tại và sinh sản trong các hốc sinh thái cụ thể.

    Tại sao chim kiwi lại tiến hóa không có cánh nhưng lại có khứu giác rất nhạy?- Ảnh 1.

    Kiwi cũng là loài chim duy nhất trên thế giới có lỗ mũi bên ngoài ở đầu mỏ. Lỗ mũi và khứu giác nhạy bén của nó giúp Kiwi tìm thấy thức ăn trong lớp lá rụng, nhưng nó cũng có nhược điểm. Có lỗ mũi quá gần nguồn thức ăn đồng nghĩa với việc chim Kiwi bị bụi bẩn bay vào 'mũi' khi chúng đi săn. Những tiếng khụt khịt và khịt mũi lớn mà Kiwi tạo ra là âm thanh khi chúng đang cố gắng làm sạch bụi trong mũi.

    Đầu tiên, Kiwi sống trong môi trường tương đối biệt lập; hệ sinh thái đảo của New Zealand thiếu các loài săn mồi lớn trên cạn. Trong môi trường như vậy, bay không phải là điều kiện cần thiết để sinh tồn nên tổ tiên của loài chim Kiwi dần mất đi khả năng bay trong quá trình tiến hóa. Sự thích nghi này cho phép chim Kiwi có thể "đầu tư" năng lượng vào những khả năng khác có ích cho việc sinh tồn trong môi trường mà chúng sống, chẳng hạn như tăng cường khả năng khứu giác và thính giác, đồng thời cải thiện khả năng sinh sản thành công.

    Tại sao chim kiwi lại tiến hóa không có cánh nhưng lại có khứu giác rất nhạy?- Ảnh 2.
    Tại sao chim kiwi lại tiến hóa không có cánh nhưng lại có khứu giác rất nhạy?- Ảnh 3.

    Mỏ của chim Kiwi không chỉ là một phiên bản rất nhọn của mũi. Nó cũng là một máy dò rung. Kiwi có các hố cảm giác ở đầu mỏ, cho phép chúng cảm nhận được con mồi đang di chuyển dưới lòng đất. Có thể đối với một con Kiwi đang đói, việc cảm nhận được rung động của con mồi quan trọng hơn là đánh hơi. Lúc này, khứu giác có thể được sử dụng chủ yếu để khám phá môi trường xung quanh. iKwi thậm chí có thể thực hiện động tác trồng cây chuối bằng đầu trên mỏ của mình.

    Khứu giác vượt trội của chim Kiwi là một phần trong chiến lược sinh tồn của loài này. Vì chúng chủ yếu hoạt động về đêm và có thị lực kém phát triển nên chúng phải dựa vào khứu giác để tìm thức ăn và cảm nhận môi trường xung quanh. Thức ăn của chim Kiwi bao gồm côn trùng, ốc sên, nhện, giun, tôm, trái cây và các loại quả mọng trên mặt đất, những thực phẩm này thường được ẩn giấu bên dưới mặt đất hoặc trong thảm thực vật nên khứu giác nhạy bén là điều cần thiết để tìm kiếm thức ăn.

    Ngoài ra, khứu giác của chim Kiwi còn giúp chúng định hướng trong môi trường rừng phức tạp, tìm bạn tinh, tránh những kẻ săn mồi tiềm năng. Sự nâng cao giác quan này là kết quả của việc chim Kiwi thích nghi với môi trường sống và là sản phẩm của quá trình chọn lọc, tiến hóa tự nhiên.

    Tóm lại, đặc điểm không cánh và khứu giác nhạu bén của chim Kiwi là kết quả của quá trình chúng thích nghi với một môi trường sinh thái cụ thể, giúp chúng tồn tại và sinh sản thành công ở New Zealand.

    Tại sao chim kiwi lại tiến hóa không có cánh nhưng lại có khứu giác rất nhạy?- Ảnh 4.

    Chim Kiwi cũng là loài sở hữu những quả trứng khổng lồ – bằng 20% trọng lượng cơ thể của con cái trưởng thành - nếu so sánh với kích thước cơ thể thì chim Kiwi cái đẻ một quả trứng lớn hơn hầu hết các loài chim khác. Trên thực tế, trứng kiwi to gấp sáu lần bình thường đối với một con chim có kích thước như vậy. Đà điểu có thể đẻ quả trứng lớn nhất thế giới, nhưng thực tế nó lại là quả trứng nhỏ nhất so với đà điểu mẹ - chỉ bằng 2% trọng lượng cơ thể của đà điểu mẹ.

    Các nhà khoa học từng cho rằng chim Moa và Kiwi của New Zealand tiến hóa từ một tổ tiên chung khi New Zealand tách khỏi Gondwana, sau đó tin rằng Kiwi là một nhánh của dòng dõi chim Emu – xét cho cùng thì chúng đều là loài chim không biết bay. Nhưng DNA lại kể một câu chuyện khác. Chim Kiwi nhỏ bé hóa ra lại là họ hàng của loài chim voi khổng lồ.

    Tại sao chim kiwi lại tiến hóa không có cánh nhưng lại có khứu giác rất nhạy?- Ảnh 5.

    Hầu hết trứng chim có 35-40% lòng đỏ nhưng trứng Kiwi có 65% lòng đỏ. Lòng đỏ bổ dưỡng tạo ra những chú chim kiwi mởi nở đã có kích thước rất lớn và có thể tự nuôi sống bản thân, chim bố mẹ kiwi hiếm khi phải cho con ăn.

    Sau khi nghiên cứu DNA của loài chim voi khổng lồ đã tuyệt chủng ở Madagascar (Mullerornis agilis), các nhà khoa học hiện tin rằng đây là họ hàng gần nhất của loài chim Kiwi. Tương tự như vậy, các nghiên cứu DNA cho thấy chim Moa "già hơn" Kiwi về mặt tiến hóa – tổ tiên của chúng tách ra khỏi dòng chim chạy rất lâu trước tổ tiên chung của kiwi và chim đà điểu.

    DNA cũng cho thấy họ hàng gần nhất của chim Moa là Tinamou, một nhóm lớn các loài chim nhỏ có khả năng bay yếu, sống ở Trung và Nam Mỹ. Vì vậy, Kiwi có liên quan đến một loài chim lớn ở châu Phi không biết bay và Moa có liên quan đến một số loài chim nhỏ, gần như không biết bay ở châu Mỹ. 

    Tại sao chim kiwi lại tiến hóa không có cánh nhưng lại có khứu giác rất nhạy?- Ảnh 6.

    Kiwi không chỉ không giống bất kỳ loài chim nào khác - mà theo một cách nào đó, nó còn rất giống động vật có vú sống về đêm, sử dụng khứu giác để kiếm ăn vào ban đêm. Chúng xây hang giống như con lửng, nơi chúng ngủ đứng. Nhiệt độ cơ thể của chúng thấp hơn hầu hết các loài chim, dao động từ 39°C – 42°C, trrong khi đó chim Kiwi có nhiệt độ từ 37°C đến 38°C.

     Tham khảo: Predatorfreenz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ