Vatican được xem là một trong những quốc gia quyền lực nhất hiện nay, là nơi ở chính thức của Đức Giáo Hoàng cùng các vị chức sắc tôn giáo của Giáo hội Thiên chúa giáo khác. Tuy nhiên đây cũng là nơi ẩn chứa rất nhiều điều bí ẩn.
Vào tháng 2 năm 1962, một nhóm công nhân người Ý đang đào bới Sân Belvedere của Vatican để hiện đại hóa hệ thống làm mát và sưởi ấm thì họ phát hiện ra một thứ hoàn toàn bất ngờ: Đó chính là xương. Ban đầu, họ tìm thấy bốn mảnh xương hàm khổng lồ và một chiếc răng lớn, lớn đến mức họ nghĩ rằng đó là xương khủng long.
Nhưng đây không phải là xương hóa thạch: Đây là phần còn lại của một sinh vật đã chết gần đây. Trước sự ngạc nhiên của họ, các công nhân phát hiện ra rằng đây chính là bộ xương của một con voi, con voi đã được chôn cất một cách đáng kinh ngạc bên dưới Vatican.
Bộ sưu tập của Thư viện Vatican, nơi các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm bất cứ thứ gì để giải thích cho việc chôn cất kỳ lạ này. Họ phát hiện ra rằng những mảnh xương này thực sự thuộc về một con voi hiện đại, và đáng kinh ngạc là họ thậm chí còn có thể biết chính xác được rằng con voi này có tên gọi là "Hanno".
Tuy nhiên, con voi này không gây ra được nhiều sự chú ý, và cho đến những năm 1980, không ai hỏi về bộ xương voi được chôn bên dưới Vatican. Chỉ đến những năm 1990, lịch sử của con voi này mới được Silvio Bedini và sử gia Smithsonian làm sáng tỏ.
Năm 1997, ông công bố kết quả nghiên cứu của mình trên tạp chí "The Pope's Elephant", nơi mà trong số những thứ khác, ông có thể ghép nối các sự kiện dẫn đến một con voi sống ở Cortile del Belvedere ở Rome. Người ta đã xác định được rằng tên của con voi là "Hanno" hoặc "Annone", và nó thuộc về Giáo hoàng Leo X.
Năm 1513, Giáo hoàng Leo X được bầu làm Giáo hoàng và Hanno đã xuất hiện cùng ông một năm sau trong đoàn tùy tùng của đại sứ Bồ Đào Nha, theo đó nó đã nhanh chóng trở thành nhân vật được yêu thích của Vatican. Nhưng điều bất thường nhất ở con voi là nó có màu trắng tinh.
Voi trắng không phải là một loài riêng biệt, mà giống như báo đốm hoặc báo gêpa màu trắng ở chúng là một dị tật di truyền. Mặc dù vậy, công bằng mà nói, bất kỳ con voi nào đến sống ở Vatican sẽ là một điều gì đó đáng ngạc nhiên, dù nó có màu trắng hay không.
Hanno không phải là một con vật khổng lồ; chỉ cao khoảng 4 feet (1,2 mét) và chỉ mới bốn tuổi khi đến Rome. Tuy nhiên, đối với những người Ý vào đầu những năm 1500, nó chắc chắn được coi là một con vật khác thường và to lớn. Ở đây, câu hỏi đặt ra là vai trò của voi vào thời điểm đó ở La Mã là gì?
Vua Manuel I của Bồ Đào Nha đã tặng Hanno cho Giáo hoàng Leo X. Khi còn khá trẻ 37 tuổi; Giáo hoàng Leo được bầu vào vị trí giáo hoàng. Ngay khi đảm nhận chức danh này, ông đã đặt mục tiêu biến Vatican thành một trung tâm văn hóa phương Tây bằng cách thu hút các nghệ sĩ đến nơi đây.
Món quà của Vua Manuel - Hanno chính là một món quà được mong đợi, vừa là sự cho thấy các nhà kinh doanh thương mại Bồ Đào Nha đã vươn xa như thế nào. Tại đây, các vị Giáo hoàng mới thường xuyên nhận được những món quà từ các hoàng đế Thiên chúa giáo.
Vào thời điểm đó, các nhà lãnh đạo của Bồ Đào Nha nổi tiếng với việc mang các loài động vật ngoại lai và kỳ lạ đến làm quà cho các Giáo hoàng.
Vì vậy, mọi người luôn mong đợi rằng các sứ giả sẽ đến với một số sinh vật mới đối với người châu Âu. Tuy nhiên, Vua Manuel đã nghĩ đến việc mang đến một món quà độc đáo hơn các vị hoàng đế tiền nhiệm - họ thường mang đến vẹt, báo hoặc khỉ. Và ông sẽ tặng Đức Giáo hoàng một con voi to lớn.
Vào năm 1514, người dân Ý đã biết voi là gì, và họ biết về sự xuất hiện của Hanno, nhưng hầu hết mọi người ở Ý chưa bao giờ nhìn thấy một con vật to lớn như vậy ở bên ngoài. Khi Hanno được mang tới, nó đã đi ngang qua Rome từ cảng Hercules, vì vậy đã có hàng ngàn người đến để xem một con vật to lớn như vậy khi nó đi qua các đường phố.
Người ta xác định rằng Hanno đã làm một công việc ấn tượng và đặc biệt thu hút sự chú ý của nhiều người về phía mình. Người ta nhìn thấy nó đã diễu hành qua các đường phố với thứ được mô tả là một ngọn tháp bạc trên lưng.
Khi Hanno đến được nơi ở của Giáo hoàng, nó đã quỳ và cúi đầu xuống thấp trước khi đứng dậy để thể hiện sự tôn trọng. Sau đó, Hanno dường như đã phun nước cho tất cả mọi người đang tụ tập ở đó.
Tuy nhiên, Hanno không được đích thân Giáo hoàng Leo chăm sóc, thay vào đó con voi này được chăm sóc đặc việt ở Courtile de Belvedere, và người dân Ý được phép gặp Hanno vào cuối tuần.
Ngoài ra, Hanno cũng sẽ rời khỏi khu vực được chăm sóc của mình và đi ra đường phố vào những ngày lễ hội và những dịp đặc biệt khác.
Thậm chí nhiều nghệ sĩ và nhà văn đã tổ chức lễ kỷ niệm voi trên các phương tiện truyền thông khác nhau. Hơn nữa, một bức tranh tường khổng lồ về con voi này cũng đã được đặt tại lối vào của Vatican bởi Giáo hoàng Leo. Đáng buồn là bức tranh tuyệt vời này sau đó đã bị phá hủy.
Tuy nhiên, một số dấu vết của Hanno vẫn có thể được nhìn thấy xung quanh Vatican, trên hai bức bích họa trong Cung điện Tông đồ, trong Stanza degli Arrazzi, và trên một bức tranh khảm gỗ trên cửa giữa Stanza del Incendio del Borgo và Stanza della Segnatura.
Vì tất cả những điều này, Hanno chỉ là khách của Vatican trong một thời gian ngắn: voi không thích nghi tốt với cuộc sống trong cung điện của Giáo hoàng. Chỉ sau hai năm ở Rome, năm 1516, Hanno đã qua đời vì chứng táo bón khi mới 7 tuổi.
Giáo hoàng Leo X luôn được nhớ đến như một người yêu thích học hỏi và là người ủng hộ mạnh mẽ cho các nghệ sĩ và nhà văn. Mặc dù không nhất thiết phải là Giáo hoàng hoạt động chính trị hoặc thành công nhất, ông là một người giàu lòng nhân ái, và sau cái chết của Hanno, nó đã được chôn cất bên dưới sân trong của cung điện.
Nguồn: Animalia; Unbelievable, ZME
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI