Có những người không thưởng thức được bánh đúc nóng chấm phá vài cọng rau mùi bên trên.
- Hàn Quốc biến hầm đường bộ bỏ hoang thành trang trại rau sạch lớn nhất thế giới, tham vọng hồi sinh nền nông nghiệp
- Bạn biết không: Dân Châu Âu thẳng tay vứt bỏ 50 triệu tấn rau củ quả mỗi năm chỉ vì trông chúng xấu mã
- Ở Tây Ban Nha, có một khu vực nhà kính trồng cây san sát rộng 200 km vuông, nhìn thấy được từ quỹ đạo, cung cấp rau quả cho toàn bộ Châu Âu
- Nếu bạn dự định có con, đừng để vợ mình ăn đồ ăn nhanh và tăng cường ăn rau quả tươi
- Trồng rau sạch quanh năm không cần đất và ánh sáng mặt trời, startup này hứa hẹn giúp người nông dân tăng năng suất lên 130 lần
Bất cứ thứ gì cũng có hai mặt, chia rẽ cả nhân loại ra làm hai nửa: một nửa sẽ thích nó và một nửa sẽ ghét nó. Bài viết hôm nay sẽ có chủ thể là rau mùi, khiến một nửa thế giới vô cùng thích thú với hương vị thanh mát nó mang lại, nửa kia tuyên bố thẳng thừng rằng mùi của nó giống xà phòng, kim loại, mùi mốc hay có người còn chẳng ngại ngần so sánh rau mùi với nước tiểu của mèo.
Tại sao lại có sự khác biệt quá đối nghịch như vậy?
Đa số nền ẩm thực đều thích thú món rau mùi, nhưng nhiều nơi, đặc biệt là các nước phương Tây không chịu được mùi của nó. Nhưng không phải nỗi niềm căm ghét rau mùi mới xuất hiện. Trong một báo cáo khoa học được đăng tải năm 2001, nhà nhân loại học Helen Leach giảng dạy tại Đại học Otago phát hiện rằng từ hồi thế kỷ 16 trở đi, người Châu Âu đã cực kì thù ghét rau mùi bởi mùi vị khác lạ của nó.
Cô Leach cho rằng việc người Châu Âu không chịu được rau mùi nhiều khả năng chính là do tên nó. Trong tiếng Anh, "rau mùi" là "coriander/cilantro", nguyên gốc là từ Hy Lạp cổ "koris", có nghĩa là "con bọ". Bản thân lá rau mùi cũng giống hình con bọ, nên người ta đã nghĩ ngay tới việc mùi khó chịu từ rau mùi là do nó giống hình con bọ. Những người sống dưới triều đại Nữ hoàng Victoria đã từ chối cho rau mùi vào món ăn.
Phải tới sau Thế chiến thứ Hai, văn hóa ăn thử thức ăn lạ từ các vùng khác mới nở rộ, và lúc ấy rau mùi mới bước được vào bàn ăn của người Châu Âu.
Một bản nghiên cứu khác của Lilli Mauer và Ahmed El-Sohemy tới từ Đại học Toronto cho hay 17% người da trắng Cáp-ca (Caucasian) ghét vị rau mùi, chỉ 4% người Tây Ban nha và Bồ Đào Nha (Hispanic) ghét rau mùi và chỉ 3% người Trung Á cùng quan điểm. Trong món ăn Mexico, người ta tận dụng mọi hương vị thanh mát rau mùi mang lại. Việt Nam chúng ta cũng nổi tiếng với việc thêm rau mùi vào món ăn. Báo cáo cho rằng việc ăn rau mùi từ nhỏ đã khiến người Châu Á làm quen với mùi vị khác lạ.
Thế nhưng, việc "căm ghét" rau mùi còn có nguồn gốc sâu xa hơn thế. Những nghiên cứu gần đầy cho thấy có một loại gen điều khiển cách ta cảm nhận vị rau mùi trong miệng. Công ty 23andMe chuyên về gen đã tổ chức nghiên cứu, tìm ra một một biến đổi ADN nhỏ trong gen khứu giác đã khiến rau mùi có vị giống xà phòng.
Lần theo dấu vết nhỏ đó, họ tìm ra gen OR6A2 chính là thủ phạm khiến thứ rau mùi thanh mát lại có vị xà phòng trong miệng nhiều người.
Nghiên cứu về các cặp song sinh củng cố thêm giả thuyết "tại gen người mà rau mùi có vị xà phòng". Nghiên cứu sơ bộ của Trung tâm Cảm quan Hóa học Monell, dẫn đầu là nhà khoa học Charles Wysocki chỉ ra rằng 80% các cặp song sinh cùng trứng có cảm nhận rau mùi khác nhau, chỉ 42% các cặp song sinh khác trứng có cảm nhận tương tự. Nếu như gen đóng vai trò quan trọng, thì việc sử dụng rau mùi trong ẩm thực là do gen quyết định chứ chẳng phải nền văn hóa hay yếu tố nào khác.
Nghiên cứu nhiều chỉ để biết được nguồn gốc của "lòng căm thù rau mùi" thôi. Ngon hay không là tùy thuộc vào cảm nhận của người nếm, cũng giống như cái đẹp trong tình yêu vậy.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"