Đây có phải là bằng chứng cho thấy sự xuất hiện của người ngoài hành tinh ở vào thời Ai Cập cổ không?
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã nhận ra một trong những con dao găm trong ngôi mộ của Vua Tut được làm từ thiên thạch.
Các phân tích bằng X quang đối với con dao găm dài 33 cm này cho thấy, sắt có trong lưỡi dao chứa hàm lượng cao niken và một lượng nhỏ coban. Các dấu hiệu đó cho thấy rằng con dao làm từ một loại thiên thạch giàu sắt, không phải quặng sắt thông thường trên trái đất.
Trong khi nhiều người đang liên tưởng đến sự can thiệp của người ngoài hành tinh vào Ai Cập cổ. Thật ra điều này có thể lại không bất ngờ như bạn nghĩ và hoàn toàn có thể lý giải được.
Trong khi thời đại đồ sắt bắt đầu tại Ai Cập bắt đầu vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên, nhưng trước đó và trong suốt triều đại của vua Tut (được chôn cất vào khoảng thế kỷ 14 trước Công nguyên), các nghệ nhân vẫn chưa có công nghệ để tạo ra nhiệt lượng cần thiết – từ hơn 1.200 độ C đến hơn 1.500 độ C – để tách được sắt từ các nguồn quặng trên trái đất.
Trước đó, các nhà luyện kim thời Ai Cập cổ đại mới chỉ chế tác được với các loại kim loại có điểm nóng chảy thấp như đồng, thiếc, và vàng, thậm chí họ có thể tạo ra các hợp kim giữa đồng và thiếc để tạo ra đồng thau (bronze – từ đó dẫn đến thuật ngữ về “Thời đại đồ đồng” cho giai đoạn lịch sử này).
Như vậy, trước khi thời đại đồ sắt bắt đầu, nguồn sắt đáng tin cậy duy nhất là thiên thạch, nơi sắt có hàm lượng rất cao, giúp các nhà luyện kim có thể chế tác với kim loại. Cho dù họ vẫn chưa thể làm nóng chảy các thiên thạch này, nhưng do sắt trong lõi các thiên thạch đã được làm nóng chảy khi rơi xuống trái đất, nên họ có thể dùng búa để rèn và tạo hình cho nó mà không cần phải thêm công đoạn tách sắt ra khỏi quặng.
Hai con dao được chôn cùng vua Tut, ở trên là con dao bằng vàng và ở dưới là con dao bằng sắt - một thứ còn quý hơn vàng vào thời đó.
“Trong suốt thời đại đồ đồng, sắt đặc biệt hiếm, giá trị của nó lúc đó còn lớn hơn cả vàng, và nó được sử dụng chủ yếu cho việc sản xuất các đồ vật dùng trong nghi lễ, nghi thức và các đồ trang trí.” Các tác giả cho biết trong tài liệu nghiên cứu.
Các tác giả cũng lưu ý rằng, trong suốt thế kỷ 13 trước Công nguyên, các chữ tượng hình liên quan đến sắt đã chứng kiến một sự thay đổi. Thay vì chỉ đề cập đến sắt như là “sắt”, những người ghi chép lại đề cập đến “sắt từ trên trời” để ám chỉ rằng, người Ai Cập và những người khác ở quanh khu vực Địa Trung Hải đã biết một cách chính xác, những tảng đá giàu chất sắt có giá trị này đến từ đâu.
Trong khi con dao này là một ví dụ cho lập luận trên, nó không phải là duy nhất. Các chuỗi hạt bằng sắt chế tác từ thiên thạch (cũng ở Ai Cập) đã xuất hiện trong di tích khảo cổ từ khoảng 3.300 năm trước Công nguyên. Những người sống ở khu vực Ohio trong khoảng 100 năm trước Công nguyên cũng đã tạo ra các đồ vật nhỏ bằng sắt lấy từ thiên thạch. Các thiên thạch giàu sắt cũng được sử dụng bởi người ở đảo Greenland như một nguồn cho kim loại quý.
Đá thiên thạch vẫn đang được sử dụng để làm kiếm và dao cho đến ngày nay. Từ Sa Hoàng Nga cho đến Terry Pratchett (tác giả các tiểu thuyết giả tưởng người Anh) vẫn xem các lưỡi dao bằng thiên thạch như các tài sản quý giá nhất của họ.
Tham khảo Popsci
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?