Tại sao đôi khi bạn đoán được nghĩa của từ mới tiếng Anh?

    zknight,  

    Nhiều khả năng, điều này đã hình thành từ khi chúng ta còn nhỏ và chưa từng học một ngôn ngữ nào.

    Có bao giờ bạn đọc một đoạn văn bằng Anh ngữ và rồi bất chợt gặp một từ mới. Mặc dù chưa được dạy và cũng chưa từng nhìn thấy, đôi khi chúng ta có thể đoán được nghĩa của nó một cách tương đối chính xác.

    Các nhà khoa học cũng để ý đến điều này, họ phát hiện ra rằng có một cơ chế nào đó của não bộ khiến chúng ta đôi khi đoán được nghĩa của những từ ngoại ngữ. Nhiều khả năng điều này đã hình thành từ khi chúng ta còn nhỏ. Khi chưa từng học một ngôn ngữ nào, các liên kết trong mạng lưới neuron thần kinh đã định nghĩa những “biểu tượng âm thanh”, tương tự như cách chúng ta đoán từ ngoại ngữ.

    Tuy nhiên, khả năng này dần mất đi khi chúng ta lớn lên, nhất là khi đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, Madhuvanthi Kannan, một nhà khoa học đang làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Khoa thần kinh Đại học Yale, Mỹ cho biết.

     Đôi khi, chúng ta có thể đoán được nghĩa của từ ngoại ngữ mới.

    Đôi khi, chúng ta có thể đoán được nghĩa của từ ngoại ngữ mới.

    Viết trên Scientific American, Kannan chỉ ra rằng đa số mọi người đều có khả năng ghép chính xác nghĩa của hai cặp từ với nhau. Lẽ ra cơ hội chỉ là 50/50, tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng con số luôn luôn lớn hơn như vậy rất nhiều.

    Xu hướng này còn xảy ra ngay cả khi các ứng viên đoán nghĩa của hai từ không tồn tại. Trong một bài kiểm tra về ngôn ngữ nổi tiếng, các ứng viên luôn nghiêng về một thiên hướng nhất định. Họ cho rằng “baluma” có nghĩa là tròn, còn “takete” để chỉ các đối tượng có cạnh sắc. Mặc dù, hai từ này đều không tồn tại nhưng bản thân trong chúng đã mang một cái gì đó nghĩa là tròn hoặc sắc cạnh. Tương tự với hai từ “tobi” dường như thích hợp để tả một vật lớn trong khi “kekere” phù hợp hơn với nghĩa là nhỏ. Nói cách khác, kích thước và vẻ bề ngoài có thể được mã hóa trong âm thanh của từ ngữ”, Kannan viết.

    Câu hỏi đặt ra là điều này xảy ra như thế nào? Theo Kannan, khi âm thanh của từ ngữ được phát lên, đơn thuần nó đã đủ để cung cấp cho chúng ta một cảm giác về ý nghĩa của nó. Não bộ chúng ta tự nhiên đã có một bản đồ âm thanh để đoán cảm giác này. Về cơ bản, nó cũng liên quan đến cách mà chúng ta chuyển động miệng khi đọc.

    Lấy một ví dụ đơn giản, “big/small” trong tiếng Anh và “grand/petit” trong tiếng Pháp. Nghĩa của chúng dường như được định nghĩa bằng cách mà chúng ta sử dụng thanh quản và miệng để phát âm. Miệng chúng ta thường mở rộng và âm phát ra lớn hơn để nói các từ “big” và “grand”. Trong khi đó, đối với hai từ trái nghĩa của chúng, điều ngược lại đã xảy ra.

    Nguyên nhân có thể đến từ những liên kết trong não bộ.
    Nguyên nhân có thể đến từ những liên kết trong não bộ.

    Nguyên nhân không chỉ dừng lại ở đó. Một nghiên cứu mới đây về cảm giác kèm (Synaesthesia) cũng đã hé lộ cách thức mà chúng ta đoán nghĩa của từ qua âm thanh. Cảm giác kèm là một hiện tượng đặc biệt xuất hiện trên khoảng 1% dân số thế giới. Họ là những người có nhiều cảm giác bị kích thích cùng lúc bằng những mối liên hệ bất kỳ. Ví dụ, một người đàn ông hễ nhìn thấy màu đỏ là nghĩ đến tiếng kèn trumpet, ông là người đầu tiên được ghi nhận và nghiên cứu về cảm giác kèm từ năm 1690.

    Trong nghiên cứu mới về cảm giác kèm, một người ở trong tình trạng này có thể tự động nhìn thấy một màu sắc hay có cảm giác về một hương vị khi nghe một số từ mới. Có thể điều này đến từ những liên kết neuron bị chéo và chồng chập lên nhau đã kết nối những khu vực khác nhau của não bộ.

    Để kiểm chứng những người cảm giác kèm có thể đoán nghĩa của từ tốt hơn người bình thường hay không, các nhà khoa học đã so sánh bài kiểm tra của họ với nhóm đối chứng. Họ nhận ra rằng cả hai nhóm đều có thể đoán chính xác nghĩa của những cặp từ như “lớn/nhỏ”, “ồn ào/yên lặng”. Tuy nhiên, nhóm người cảm giác kèm đoán tốt hơn hẳn nhóm còn lại trong các cặp từ “sáng/tối”, “lên/xuống”.

    Điều này thật hấp dẫn, cảm giác kèm đã khiến cho độ nhạy về cảm nhận biểu tượng âm thanh lớn hơn. Như vậy, việc đoán nghĩa của từ có khả năng cao đến từ cơ chế liên kết các giác quan mà bản chất là liên kết của các dây trong hệ thống thần kinh”, Kannan cho biết.

    Trong tương lai, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục khảo sát sâu hơn nữa quá trình này, đặc biệt ở hai đối tượng trẻ sơ sinh và những người cảm giác kèm. “Khi chúng ta lớn lên và sử dụng thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ, độ nhạy cảm về việc đoán nghĩa bị biến mất”, Kannan nói. Vì vậy, trẻ sơ sinh và người có cảm giác kèm là những đối tượng tiềm năng nhất cho chúng ta một sự hiểu biết rõ ràng về vấn đề này.

    Theo Sciencealert

    10 dự đoán từ năm 1900 đã thành hiện thực sau một thế kỷ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ