Để hâm nóng cuộc đua trong lĩnh vực gọi xe, Grab mới đây tuyên bố nhận được khoản đầu tư từ nhà sản xuất xe hơi Honda Motor, theo thông tin mới đây từ Reuters.
Một lĩnh vực được coi là hấp dẫn luôn cần ít nhất 2 cái tên dẫn đầu, liên tục cạnh tranh lẫn như. Cola cạnh tranh với Pepsi trong lĩnh vực nước giải khát, Apple so tài cùng Samsung ở lĩnh vực di động, còn như lĩnh vực gọi xe nói chung, Grab và Uber là 2 cái tên sáng giá nhất.
Và để hâm nóng cuộc đua trong lĩnh vực gọi xe, Grab mới đây tuyên bố nhận được khoản đầu tư từ nhà sản xuất xe hơi Honda Motor, theo thông tin mới đây từ Reuters. Mặc dù số tiền đầu tư không được cả 2 bên tiết lộ, nhưng động thái này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao không phải Uber mà là Grab?
Kẻ thù của kẻ thù là bạn...
Nếu như Uber và Grab là 2 đối thủ "không đội trời chung" tại thị trường ứng dụng gọi xe, thì trong lĩnh vực sản xuất xe hơi, 2 ông lớn Nhật Bản là Honda và Toyota cũng vậy.
Tháng 5 vừa qua, Uber thiết lập quan hệ đối tác Toyota. Nghĩa là Honda sẽ hết cơ hội rót tiền vào Uber. Kẻ thù của kẻ thù là bạn, đối thủ của Uber - Grab chính là người bạn khả dĩ với Honda trong trường hợp này.
Điều này giải thích tại sao, Honda quyết định rót tiền vào Grab mà không phải Uber.
Tất nhiên, đây cũng không phải lần đầu tiên các hãng sản xuất xe hơi quyết định đầu tư vào lĩnh vực ứng dụng chia sẻ xe.
Trước đó, cả Volkswagen và GE đều đã đã hợp tác với các ứng dụng chia sẻ xe như Gett và Lyft trong bối cảnh khách hàng đang chuyển dịch từ việc sở hữu xe riêng sang dùng các ứng dụng chia sẻ xe.
Tính đến thời điểm hiện tại, Grab đã huy động được 750 triệu USD trong vòng huy động diễn ra vào tháng 9. Một nguồn tin thân cận cho biết, kết thúc vòng huy động đó, Grab được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Đầu tháng này, Grab cũng tuyên bố công ty dịch vụ tài chính của Nhật là Tokyo Century Corp cũng đã đầu tư vào công ty nhưng không tiết lộ con số cụ thể.
Theo Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI