Tại sao lại có những trận mưa vừa to vừa dai dẳng như ở TP. HCM những ngày qua? Hãy xem câu trả lời từ khoa học
Mưa cũng có mưa "this và that". Có những trận mưa yên bình đến lạ, và có những cơn mưa giống như thể toàn bộ bầu trời đổ sụp xuống vậy.
Những trận mưa quả thực có thể mang đến nhiều cảm xúc khác nhau. Có những cơn mưa nhẹ nhàng, êm ái, mang đến cảm giác thư thái. Nhưng có những ngày, mưa giống như toàn bộ nước của bầu trời trút xuống vậy, xối xả, lại dai dẳng, cả ngày chẳng kết thúc, như những trận mưa tại Sài Gòn của Việt Nam những ngày vừa qua vậy.
Tại sao những cơn mưa lại khác biệt đến thế
Tất cả các cơn mưa trên đời đều là sự kết hợp từ 2 yếu tố: độ ẩm trong không khí - thứ hình thành mây, và dòng không khí hướng lên trên. Khi không khí ẩm dâng lên vượt qua những đám mây, nhiệt độ sẽ hạ xuống, ngưng tụ và khiến nước rơi xuống, trở thành hạt mưa.
Cơ chế này cũng giống như việc bạn thở ra khói khi trời lạnh vậy. Nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng (trong cơ thể) sang lạnh (ngoài trời) đã tạo ra những hạt nước li ti, dưới dạng làn khói trắng.
Trong một đám mây, hơi nước rất nhẹ, đủ để nó nổi lên trên không khí và cứ liên tục dâng lên cao. Nhưng càng cao, chúng càng to lớn và nặng nề hơn. Đến khi đủ nặng, chúng sẽ rơi xuống đất, tạo ra mưa.
Những cơn bão khí lạnh
Không khí lạnh có khả năng trữ hơi ẩm thấp hơn so với khí nóng. Bởi vậy vào mùa đông, các đám mây không có nhiều nước. Chúng rất mỏng, và nhẹ. Hơn nữa, khí lạnh có xu hướng chìm xuống dưới, nên rất khó để không khí trong mùa đông bay lên cao hơn.
Do xu hướng bay hơi rất chậm, các đám mây lại không có nhiều nước, vậy nên trước khi chúng kịp hình thành đủ lớn đã bị trọng lực bắt rơi xuống. Mùa đông vì thế có rất ít mưa.
Những cơn mưa lớn từ bão: nhanh và dày đặc
Những cơn mưa lớn có thể xảy ra khi có quá nhiều hơi ẩm trong không khí, và không khí di chuyển lên với tốc độ nhanh. Ví dụ điển hình của điều này là những cơn mưa bão vào mùa hè.
Không khí ấm và ẩm sẽ dâng lên cao rất nhanh - giống như một quả khinh khí cầu vậy, với tốc độ lên tới vài chục kilomet mỗi giờ. Lượng hơi ẩm lúc này nhiều hơn hẳn so với các đám mây mùa đông - có thể gấp tới 5 lần.
Tất cả các yếu tố trên sẽ tạo ra những đám mây rất cao, rất dày và ngập tràn hơi nước. Các giọt nước hình thành rất nhanh khi không khí vượt qua các đám mây. Cộng thêm gió hướng lên thổi nhanh, các giọt nước sẽ tụ thành một đám khổng lồ trước khi kịp chịu tác động của trọng lực kéo chúng xuống đất.
Khi sức nặng của các giọt nước trở nên quá lớn so với sức chịu đựng của gió, toàn bộ dòng chảy sẽ sụp đổ, và toàn bộ khối nước ấy sẽ đổ ập xuống đất - chính là những cơn bão sét hay mưa dông - vào mùa hè.
Một cơn bão mùa hè có thể đổ xuống mặt đất lượng mưa lên tới hơn 70mm chỉ trong chưa đầy 1h. Con số này đủ để gây ngập lụt ở nhiều nơi, khiến nước sông dâng lên nhanh chóng và gây ra nhiều thảm họa.
Thông thường, một trận bão sét có xu hướng rất mãnh liệt nhưng quy mô lại nhỏ, nên không kéo dài lâu. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, không khí liên tục được đẩy lên, kéo thêm mây từ các vùng khác tới, sẽ tạo ra những trận mưa vừa lớn vừa dài. Như tại Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ những ngày qua, một vùng xoáy thấp có xu hướng di chuyển vào đất liền, tăng dần cường độ về đêm nên sẽ tạo ra mưa dông kéo dài.
Nguồn: Science Alert, The Conversation
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android