Tại sao loài gấu, hổ thường làm tổn thương người đã nuôi dưỡng chúng?

    Đức Khương,  

    Nuôi động vật hoang dã (Wildlife farming) là một công việc đầy thách thức ngay cả với những khu bảo tồn, vườn bách thú và đặc biệt là đối với những người nuôi dưỡng tư nhân.

    Vào ngày 17 tháng 10 năm 2020, một người chăn nuôi tại Công viên Động vật Hoang dã Thượng Hải đã bị một bầy gấu xé xác. Từ gấu trúc của Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn gấu trúc Trung Quốc đến gấu của Công viên động vật hoang dã Thượng Hải, tại sao các loài động vật trong vườn thú lại khiến con người bị thương?

    Tại sao loài gấu, hổ thường làm tổn thương người đã nuôi dưỡng chúng? - Ảnh 1.

    Có người cho rằng những con thú bị nuôi nhốt lâu ngày sẽ trở nên hung dữ như vậy. Một số người cũng nghi ngờ rằng những con gấu này tương đối gầy, luôn bị bỏ đói nên mới dẫn đến tình trạng tấn công người nuôi dưỡng. Tuy nhiên, đây không phải là mấu chốt của vấn đề.

    Trên thực tế, hiện tượng hổ ăn thịt người và gấu giết người trong tự nhiên không phải là không có. Giết chóc là bản năng của chúng. Trong quá trình săn mồi, việc giết chóc là điều hiển nhiên phải diễn ra. Chúng cũng cạnh tranh với các loài ăn thịt khác, và gấu nâu thường chiếm đoạt con mồi từ sói, báo sư tử, linh miêu và thậm chí cả hổ trong tự nhiên. Gấu đực luôn sẵn sàng chiến đấu để chiếm gấu cái, do đó chúng chỉ có thể tồn tại bằng cách giết chóc và bạo lực. Những cá thể hung dữ và hiếu chiến thường có nhiều cơ hội sống sót và sinh sản hơn.

    Tại sao loài gấu, hổ thường làm tổn thương người đã nuôi dưỡng chúng? - Ảnh 2.

    Như câu nói, người ta sợ hổ ba điểm, hổ sợ người bảy điểm. Các chuyên gia cũng cho chúng ta biết bản chất của động vật hoang dã là tránh xa con người, không tấn công con người. Điều này những loài động vật hoang dã trong tự nhiên đều có con mồi riêng biệt và con người không nằm trong thực đơn thân quen của chúng, mặt khác đối với chúng, con người cũng là một loài động vật xa lạ, khác với con mồi hàng ngày của chúng.

    Tuy nhiên, nếu chúng đã ăn thịt người một vài lần, chúng sẽ thấy rằng con người là mục tiêu dễ dàng và có vị ngon, vì vậy chúng có thể trở thành những kẻ ăn thịt người chuyên nghiệp.

    Phổ biến là hổ ăn thịt người. Nhà tự nhiên học nổi tiếng Corbett đã kể nhiều câu chuyện về những con hổ ăn thịt người. Có một con hổ cái chưa từng làm ai bị thương, nhưng nó đã bị một con nhím đâm vào chân phải và vào mắt nên không thể đi săn được nữa.

    Tình cờ, con hổ cái đói khát này đã giết một người phụ nữ đang cắt cỏ và sau đó là một thợ rừng, và khi được nếm mùi thịt người, nó đã ra tay, giết liên tiếp 27 người cho đến khi bị giết.

    Tại sao loài gấu, hổ thường làm tổn thương người đã nuôi dưỡng chúng? - Ảnh 3.

    Trong rừng ngập mặn của Sundarbans, hầu như tất cả hổ trong khu vực đều là hổ ăn thịt người, chúng giết chết hơn 100 người mỗi năm. Có lẽ trừ khi hổ địa phương tuyệt chủng, hoặc con người không còn vào rừng đánh cá, săn thú và nhường lại tài nguyên rừng cho hổ, thì lúc đó vấn đề này mới được giải quyết.

    Tại sao loài gấu, hổ thường làm tổn thương người đã nuôi dưỡng chúng? - Ảnh 4.

    Gấu nâu ăn thịt người nổi tiếng nhất là con gấu có tên Kesagake ở làng Sankebetsu, Nhật Bản. Con gấu này là một con gấu đi lạc vào mùa đông, vì một lý do nào đó mà nó không ngủ đông thành công và rất đói, do đó nó đã vào làng để thử vận may của mình nhưng đã bị dân làng làm bị thương.

    Sau đó, có lẽ để trả thù, nó đã ăn thịt ít nhất bảy người và làm ba người bị thương nặng. Điều biến thái nhất là con gấu này đặc biệt thích ăn thịt phụ nữ và trẻ em. Cuối cùng, con gấu bị bắn, nhưng những người sống sót của ngôi làng sau đó đã di chuyển đi nơi khác vì sợ sự trả thù của loài gấu

    Con trong sở thú thì sao? Ở đây, động vật đã quen với con người, do đó chúng dễ liên tưởng con người với thức ăn, đặc biệt một số vườn thú còn cho phép du khách cho động vật ăn. Cùng với việc động vật sống khép kín cả ngày, nếu không làm tốt việc cải tạo môi trường, động vật sẽ dễ bị căng thẳng tâm lý. Vì vậy, những con vật trong sở thú,rất dễ mất đi một số tính hoang dã của chúng, điều này khiến con người trở nên chủ quan và khiến cho chúng có thể trở nên nguy hiểm hơn.

    Tại sao loài gấu, hổ thường làm tổn thương người đã nuôi dưỡng chúng? - Ảnh 5.

    Đối với hầu hết mọi người, sở thú là nơi duy nhất họ có thể tiếp xúc với những con thú to lớn. Nếu quản lý không tốt, những loài động vật ở đây rất dễ gây thương tích cho người. Theo quy trình vận hành tiêu chuẩn, vườn thú phải thực hiện nghiêm túc việc tách biệt người và động vật.

    Vì vậy, để cứu lấy mạng sống của chính mình, điều quan trọng nhất là không được để những con thú này chạm vào người. Trong thực tế, những loài động vật to lớn không phải là động vật được thuần hóa, dù chúng ta có nuôi chúng từ khi còn nhỏ thì lớn lên chúng vẫn sẽ nghe theo tiếng gọi của tự nhiên.

    Đến những loài động vật hiền lành như trâu, bò, lợn, hà hay những loài hung dữ hơn như chó, chúng ta phải mất đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm nuôi dưỡng và nhân giống theo nhu cầu mới có thể thuần hóa được chúng. Do đó, gấu hổ hay sư tử tấn công người nuối dưỡng chúng là điều hoàn toàn theo bản năng săn mồi.

    Vì vậy, để cứu lấy mạng sống của chính mình, điều quan trọng nhất là không được để những con thú này chạm vào người, dù con người có chạy nhanh đến đâu cũng không nhanh bằng con thú. Con người sẽ khó tránh khỏi những thương tích không đáng có thậm chí là mất mạng khi chúng bắt đầu tấn công, đặc biệt là đối với những con thú như hổ và gấu nâu.

    Tại sao loài gấu, hổ thường làm tổn thương người đã nuôi dưỡng chúng? - Ảnh 6.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ