Tại sao nách có lông mà tay thì rất ít? Cuối cùng chúng ta cũng có đáp án rồi

    Hiếu Trung, Theo Helino 

    Đầu mọc tóc, nách mọc lông, nhưng các bộ phận khác thì rất ít. Và sự thật thì chỉ con người là như vậy thôi. Nguyên nhân là vì đâu?

    Có ai tự hỏi rằng, tại sao tóc chỉ có thể mọc được trên đầu. Và tại sao chỉ có một số vùng như nách, chân và vùng kín là rất dễ mọc lông? Chắc chắn phải có một lí do để giải thích cho điều này?

    Gần đây, các nhà nghiên cứu tại khoa Y thuộc ĐH Pennsylvania (Hoa Kỳ) đã tìm được câu trả lời phù hợp cho hiện tượng này.

    Theo đó, nhóm tác giả đã phát hiện ra một chất vô cùng đặc biệt có khả năng gây cản trở đến sự phát triển của lông, tóc. Đó chính là Dickkopf 2 (DKK2), loại protein có trong một số mô phôi của cơ thể.

    Chắc ít người biết rằng sự hình thành và phát triển của các nang lông trên cơ thể phụ thuộc vào WNT (Wnt signaling pathway). Loại tín hiệu này có chức năng đẩy mạnh quá trình chuyển hóa  nang thành lông tóc nhiều hơn nhiều hơn.

    Và câu chuyện là DKK2 có thể ức chế được các tín hiệu WNT.

    Tại sao nách có lông mà tay thì rất ít? Cuối cùng chúng ta cũng có đáp án rồi - Ảnh 1.

    "Ở những vùng không có lông, các tế bào da sẽ tự tạo ra chất ức chế DKK2 để ngăn chặn những tín hiệu WNT," - tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Sarah E. Millar chia sẻ.

    Tuy nihene, Millar cũng lưu ý rằng: "Các hoạt động của tín hiệu WNT chỉ bị ức chế mà thôi. Chúng vẫn còn tồn tại ở mọi khu vực, nên dù không rậm nhưng các vùng khác vẫn có lông." 

    Để có được kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành xem xét và phân tích các tế bào trên da của chuột. Họ phát hiện ra ở những vùng da chuột không có lông mọc lại có rất nhiều các phân tử protein DKK2.

    Và tất nhiên, nếu khi các chất ức chế DKK2 bị loại bỏ đi, các nang lông sẽ có cơ hội để được phát triển mạnh thành các lông tóc.

    Các tác giả phán đoán rằng các vùng ở cổ tay hay chân của con người đều không thể mọc lông tóc được là vì DKK2. Trái lại với con người, các động vật có vú khác, chẳng hạn như thỏ,... lại có lông cực nhiều ở những vùng này.

    Tại sao nách có lông mà tay thì rất ít? Cuối cùng chúng ta cũng có đáp án rồi - Ảnh 2.

    Các nang lông của con người chỉ phát triển mạnh ở giai đoạn sau khi sinh. Đặc biệt, chúng không có khả năng tự tái sinh khi bị bỏng nặng hay gặp những vết thương sâu. Vì thế, nhóm nghiên cứu đang cố gắng phân tích để xem xét: Liệu các chất ức chế WNT có ảnh hưởng đến quá trình mọc lại nang lông hay không?

    Có thể nói, những kết quả nghiên cứu đã mở ra những tiến triển mới trong y khoa, đặc biệt là với các trường hợp hói đầu. Có thể vì DKK2 mà tóc của họ đã không thể mọc, dẫn đến bị hói.

    Tiến sĩ Millar cho biết: "Chúng tôi hy vọng, những phát hiện mới của nghiên cứu sẽ giúp ích phần nào cho y khoa, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới tóc như hói đầu, rụng tóc,..."

    Tham khảo: MMN

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ