Tại sao nhiều bức tượng La Mã lại không có đầu?

    Hà Thu,  

    TPO - Khi đi thăm bảo tàng, bạn có thể nhìn thấy một số bức tượng La Mã cổ đại bị vỡ mũi, đứt ngón tay và rất nhiều tượng bị mất đầu. Tại sao lại có nhiều bức tượng La Mã không đầu như vậy? Rachel Kousser, giáo sư lịch sử nghệ thuật và cổ điển tại Cao đẳng Brooklyn và Đại học Thành phố New York, Mỹ đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này.

    Tại sao nhiều bức tượng La Mã lại không có đầu?- Ảnh 1.

    Một số bức tượng La Mã bị mất đầu (Ảnh: DEA / A. DAGLI ORT)

    Có nhiều lý do khiến một bức tượng cổ đại vô tình bị mất đầu và một số lý do khiến đầu của bức tượng bị "đứt" một cách cố ý.

    Chặt đầu thời cổ đại

    Tại sao nhiều bức tượng La Mã lại không có đầu?- Ảnh 2.

    Ví dụ về đầu tượng có thể tháo rời (bên trái) so với đầu tượng bị gãy (bên phải).(Hình ảnh kỹ thuật số được cung cấp bởi Chương trình Nội dung Mở)

    Kousser cho biết lý do đầu tiên và tầm thường nhất khiến nhiều bức tượng bị mất đầu vì cổ là điểm yếu tự nhiên trên cơ thể con người. Khi một bức tượng bị rơi sau nhiều năm được trưng bày, được vận chuyển khắp thế giới hoặc được chuyển giao giữa các chủ sở hữu, cổ thường là nơi đầu tiên bị gãy.

    Nhưng đầu bị đứt gãy không phải lúc nào cũng là sự cố; đôi khi, người La Mã cố tình làm vỡ tượng. Trong một quá trình gọi là "damnatio memoriae", Thượng viện La Mã có thể bỏ phiếu để lên án một vị hoàng đế không được ưa thích sau khi ông qua đời. Nếu cuộc bỏ phiếu được thông qua, Thượng viện sẽ xóa tên hoàng đế khỏi hồ sơ, tịch thu tài sản của ông và làm hỏng chân dung và tượng của ông. Theo Kousser, hoàng đế khét tiếng Nero là một ví dụ và nhiều bức chân dung của ông đã bị hư hỏng.

    Hơn nữa, các nhà điêu khắc La Mã đôi khi cố tình thiết kế các bức tượng với phần đầu có thể tháo rời khỏi cổ. Theo Kenneth Lapatin , người phụ trách đồ cổ tại Bảo tàng J. Paul Getty ở Los Angeles, Mỹ, thiết kế này cho phép họ sử dụng các vật liệu khác nhau cho phần thân và khuôn mặt, có nhiều nhà điêu khắc khác nhau cùng chế tác một bức tượng, hoặc thậm chí thay thế hoàn toàn phần đầu sau này.

    Những bức tượng này có thể dễ dàng nhận biết vì trên thân có một lỗ để nhà điêu khắc có thể ghép cổ vào và phần đầu có một cạnh được chạm khắc nhẵn ở nơi cổ kết thúc, thay vì một vết nứt lởm chởm.

    Chặt đầu thời hiện đại

    Tại sao nhiều bức tượng La Mã lại không có đầu?- Ảnh 3.

    Đầu của bức tượng "Người phụ nữ mặc áo choàng" đã được ghép lại với thân sau khi bị cắt đứt vào thế kỷ 20.(Hình ảnh kỹ thuật số được cung cấp bởi Chương trình Nội dung Mở)

    Chuyên gia Lapatin cho biết, trong những trường hợp hiếm hoi, đầu tượng đã bị gỡ bỏ trong thời hiện đại. Các tác phẩm điêu khắc La Mã được bán với giá cao trên thị trường đồ cổ và những người buôn bán nghệ thuật bất chính có thể kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách bán hai hiện vật thay vì một — vì vậy họ đã tự chặt đầu các bức tượng.

    Tượng "Người phụ nữ mặc áo choàng" là một ví dụ về điều này. Vào thời điểm bảo tàng mua bức tượng cao 2,1 m vào năm 1972, nó không có đầu, nhưng các bức ảnh lưu trữ cho thấy người phụ nữ được tạc tượng có đầu ít nhất là cho đến những năm 1930.

    Khi người phụ trách bảo tàng cấp cao nhận thấy một người buôn đồ cổ đang bán một chiếc đầu trông rất giống với chiếc đầu trong bức tượng mất đầu trong bộ sưu tập của mình. Như vậy, có người đã tách hai phần của bức tượng này ra vào khoảng thế kỷ 20.

    Lapatin cho biết, mặc dù việc "chặt" và "khoan" cổ một cách cẩu thả khiến việc lắp đầu và thân tượng vào nhau trở nên khó khăn, nhưng cuối cùng những người bảo quản đã có thể gắn lại các mảnh vỡ, tạo nên sự tái hợp hiếm hoi giữa bức tượng mất đầu và phần đầu của nó.

    Theo Live Science
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ