Tại sao nhiều nhà phát triển game Nhật Bản phụ thuộc phần lớn thu nhập vào Google?

    Billvn,  

    Dù có số lượng người dùng smartphone ít hơn nhưng thị trường Nhật Bản lại tiêu thụ game di động vượt qua cả Mỹ.

    Thị trường game di động của Nhật Bản không có sự phân chia lớn giữa doanh thu từ Google Play Store và App Store của Apple.

    Khi Casey, một nhân viên an ninh trong độ tuổi 30 từ San Jose, California, bắt đầu chơi trò chơi di động Nhật Bản Puzzles & Dragons, anh bị ám ảnh.

    Anh nói: “Tôi chơi liên tục, hàng ngày. Ngay cả khi nghỉ ngơi trong công việc, tôi cũng chơi không ngừng”.

    Trong tháng đầu tiên, anh ước tính anh đã dành khoảng 600 đô la Mỹ cho trò chơi, chủ yếu là để có được những nhân vật đặc biệt (nhiều trò chơi Nhật Bản sử dụng cơ chế "Gacha" mà người dùng có thể quay để giành giải thưởng). Anh nói nhiều người bạn của mình thậm chí đã chi hàng ngàn USD cho Puzzles & Dragons.

    Mặc dù Casey sống ở California chứ không phải ở Nhật, thói quen chơi game của anh ta giống như của một game thủ Nhật Bản điển hình: sự tham gia siêu tích cực và sẵn sàng bỏ ra tiền thật.

    Theo dữ liệu từ App Annie, Nhật Bản là thị trường hàng đầu về doanh thu từ trò chơi di động và lợi nhuận của nó đã vượt qua doanh thu game di động ở Mỹ trong năm thứ ba liên tiếp, mặc dù số lượng người sử dụng smartphone tại Mỹ nhiều hơn đến 3 lần. Nhật Bản đứng ở vị trí cao nhất về số phiên trung bình trong trò chơi cho mỗi người dùng ứng dụng và người dùng ứng dụng di động Nhật Bản cũng sử dụng các ứng dụng về game gấp đôi tại Mỹ.

    Theo số liệu từ FactSet, trong số 12 công ty công khai đã tiết lộ rằng họ đang tạo ra 25 phần trăm doanh thu của mình thông qua Công ty mẹ Alphabet của Google, 7 công ty trong số này là các nhà phát triển ứng dụng đến từ Nhật Bản. Những công ty kể trên kiếm tiền thông qua Google Play Store.

    Theo FactSet, Gungho, công ty sản xuất Puzzles & Dragons, chiếm 35,7% doanh thu từ Google Play và 54,1% từ App Store của Apple.

    Công ty phụ thuộc nhiều nhất vào Google Play, Ignis, có 48% doanh thu từ Google Play Store và 38,1% doanh thu thông qua App Store.

    Điều này cho thấy thị trường trò chơi di động của Nhật Bản phụ thuộc vào nền tảng Android của Google nhiều hơn so với các thị trường khác.

    Ở nhiều nơi trên thế giới, chủ sở hữu điện thoại Android sẽ sử dụng phiên bản trò chơi dành riêng cho hệ điều hành Android qua một cửa hàng ứng dụng khác (không phải Google Play. Tuy nhiên, Google Play Store có một cơ sở download rộng rãi ở Nhật Bản (theo Lexi Sydow, giám đốc thị trường của App Annie).

    Hiện tại, cả Google và Apple đều cắt giảm 30% số lượng mua hàng trong ứng dụng, và Google sẽ bắt đầu cắt giảm 15 phần trăm các thuê bao vào năm 2018. Tuy nhiên, có một thực tế là ngay cả khi Apple hoặc Google có thể ảnh hưởng tích cực đến các nhà phát triển, họ có thể dễ dàng thay đổi giá cả hoặc áp đặt các quy tắc mới.

    Hãy suy nghĩ về sự suy thoái Zynga bị ảnh hưởng khi Facebook thực hiện một số chỉnh sửa vào năm 2012.

    Việc quá phụ thuộc vào doanh thu game từ Google Play Store cũng là sự hạn chế của các nhà phát triển Nhật Bản. Alphabet không phân biệt tỷ lệ phần trăm doanh thu đến Play Store – họ kết hợp nó với doanh thu từ đám mây và phần cứng. Trong quý 3 năm 2017, cái tên "Doanh thu khác của Google" đã đạt 3,4 tỷ USD và nó chỉ mới chiếm 12 tổng doanh thu. Nếu bạn cố gắng chia nhỏ số tiền đó đến từ Google Play Store, và đặc biệt là cho thị trường game Nhật Bản thì rõ ràng con số không phải là quá lớn.

    Tham khảo: Scmp

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ