Tại sao startup 2 tỷ đô này lại xây dựng một cửa hàng tạp hóa với rau củ quả tôm cá đồ chơi ngay giữa văn phòng?

    Ngocmiz,  

    Cửa hàng toàn chỉ bày toàn tôm, cua, cá, nước ngọt, rau củ,… đồ chơi này chính là bãi tập cho các nhân viên Instacart.

    *Instacart là một startup cung ứng đồ tạp hóa qua website và ứng dụng di động. Người dùng chỉ cần chọn đồ muốn mua tại các chuỗi bán lẻ và đặt đồ, Instacart sẽ đi mua và giao đến tận tay họ. Năm 2015, Instacart nhận đầu tư 257 triệu USD, định giá 2 tỷ USD và được Forbes tặng danh hiệu "Công ty hứa hẹn nhất nước Mỹ".

    Ngay trên tầng 11 của một tòa tháp văn phòng tại San Francisco là một cửa hàng tiện ích có tên “The Garden”.

    Được đặt giữa văn phòng của startup Instacart, The Garden không chỉ “dị” vì là một cửa hàng…fake mà còn đóng vai trò rất thú vị đối với các nhân viên của công ty này.

    Cửa hàng toàn chỉ bày toàn tôm, cua, cá, nước ngọt, rau củ,… đồ chơi này chính là bãi tập cho các nhân viên Instacart – những người luôn phải ngày ngày xử lý hàng nghìn đơn hàng để hoàn thành các khâu logistics và đưa chúng đến tay khách chỉ sau không quá 48 giờ.

    Nhân viên của Instacart sẽ sử dụng cửa hàng tạp hóa giả này để thử nghiệm mọi thứ, từ các thuật toán kiểm tra barcode cho đến các biện pháp tăng tốc độ cung ứng đơn hàng.

    Kể từ khi thành lập năm 2012, Instacart đã nỗ lực xây dựng một đế chế cung ứng hàng tạp hóa online và huy động được 275 triệu USD từ giới đầu tư mạo hiểm.

    Vì là một startup nên tiến trình thử nghiệm mọi thứ đối với Instacart luôn phải cực kỳ tốc độ - đồng nghĩa với việc các kỹ sư, nhân viên, designer,… phải có chỗ test thật thuận tiện chứ không phải lúc nào cũng chạy ra tìm một cửa hàng tạp hóa được. Đây cũng chính là một phần lý do nhà đồng sáng lập Instacart Max Mullen quyết định cho thiết kế một cửa hàng giả ngay trong trụ sở công ty.

    Trong một cuộc thi hackathon của Thung lũng Silicon, nơi các đội startup tham gia có thể thỏa sức sáng tạo và đề xuất ý tưởng mới, đội của Mullen đã đưa ra ý tưởng xây dựng một cửa hàng tiện lợi thật chứ không phải cửa hàng ảo như sản phẩm hiện tại của Instacart. Kết quả là họ đã biến khu vực quầy bar của công ty thành sàn thử nghiệm.

    Tất cả các món đồ như rau hay thịt đều được làm bằng nhựa.

    Để các nhân viên tiện khai thác The Garden, Instacart thậm chí còn làm hẳn một cửa hàng online fake để họ thử nghiệm đặt đơn.

    Kết quả là...

    Tất cả các giá đều trưng bày những sản phẩm phổ biến nhất của Instacart.

    Các kỹ sư sẽ thử nghiệm xem với mỗi lượt đặt đồ online, nhân viên Instacart sẽ mất bao lâu để thu lượm các món đồ trước khi vận chuyển chúng tới tay khách hàng.

    Tốc độ scan từng món đồ là một phần quan trọng trong quá trình thử nghiệm, nâng cấp app.

    Chọn đúng món đồ khách đặt một cách nhanh chóng thực tế khó hơn chúng ta tưởng bởi các chuỗi bán lẻ luôn ngập tràn nhiều món đồ giống nhau.

    Thậm chí đôi khi cửa hàng không có đúng loại khách hàng muốn nên Instacart phải test cả tính năng “hàng gần với sản phẩm mong muốn nhất”.

    Instacart cũng phải tỉ mỉ thử nghiệm cả tính năng scan các sản phẩm ở cuối giá bày trong điều kiện thiếu sáng.

    Cuối cùng, có thể bạn chưa biết, nhưng trang trí văn phòng theo phong cách cửa hàng tạp hóa giả đang dần trở thành xu hướng tại nhiều công ty.

    Tham khảo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ