Tại sao thợ biết được smartphone của bạn từng bị rơi xuống nước, kể cả khi bạn muốn giấu điều đó để được bảo hành?

    Tân Phan,  

    Bạn kịp cứu chiếc smartphone nhưng như thế là chưa đủ, nó vẫn gặp vấn đề sau một thời gian.

    Có lẽ không ít thì nhiều, chúng ta đều cho chiếc smartphone của mình đi "tắm" một lần, có thể đó là do đi mưa, bất cẩn rơi xuống hồ, hay sơ ý đổ nước lên điện thoại. Và những lần bất cẩn đó đều có thể cứu được bằng nhiều mẹo khác nhau, ví dụ như hút ẩm bằng túi gạo.

    Và sau khi cứu, chiếc smartphone của chúng ta vẫn hoạt động tốt như chưa có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên rất có thể sau một thời gian ngắn, điện thoại sẽ bị chập chờn và hỏng vặt, những hiện tượng như sập nguồn, loạn cảm ứng là những triệu chứng thường thấy. Phần lớn là do gạo không thể hút hết ẩm ở bên trong máy, hơi nước đã thâm nhập vào sâu bên trong bản mạch và gây hỏng hóc.

     Đa số các hãng đều từ chối bảo hành nếu thiết bị dính nước.​

    Đa số các hãng đều từ chối bảo hành nếu thiết bị dính nước.​

    Nếu may mắn điện thoại còn bảo hành, chúng ta thường mang ra để được hưởng chế độ bảo hành từ hãng. Vậy là yên tâm đúng không?

    Sai hoàn toàn, nhân viên của hãng hoàn toàn có thể khẳng định điện thoại chúng ta đã hỏng do dung dịch/nước mặc dù bên trong hoàn toàn khô ráo và không có một giọt chất lỏng nào. Lúc này, hãng điện thoại hoàn toàn có quyền từ chối bảo hành cho chúng ta (đa số các điều khoản bảo hành đều ghi từ chối sửa chữa/đổi mới miễn phí khi điện thoại bị dính nước).

     Phần giấy quỳ (có chữ x) trên bo mạch chủ của Samsung Note7.

    Phần giấy quỳ (có chữ x) trên bo mạch chủ của Samsung Note7.

    Làm thế nào nhân viên có thể biết rõ điện thoại chúng ta đã dính nước hay chưa?

    Từ lâu, rất nhiều người dùng đã mang smartphone bị hỏng do vào nước, sau đó sấy khô/hút ẩm bằng các cách khác nhau và đem đến trung tâm bảo hành nói rằng điện thoại bị hỏng không lí dó, và hãng phải sữa sữa/thay mới nó cho khách hàng mặc dù đó hoàn toàn do lỗi của họ.

     Nó sẽ chuyển thành màu đỏ khi tiếp xúc với nước.

    Nó sẽ chuyển thành màu đỏ khi tiếp xúc với nước.

    Để giải quyết vấn đề trên, các máy điện thoại từ năm 2006 trở đi hầu hết đều có ít nhất 1 miếng giấy quỳ tím ở bên trong máy. Miếng giấy nhỏ tí màu trắng này sẽ đổi sang màu đỏ khi có tiếp xúc với nước, và nó sẽ không bị đổi màu khi gặp môi trường ẩm cũng như không thể chuyển lại thành màu trắng khi sấy khô. Vì thế khi chiếc smartphone nào đã bị hư hại do nước, nhân viên của hãng có thể dễ dàng thấy được và từ chối bảo hành.

     Vị trí quỳ tím trên các đời iPhone.​

    Vị trí quỳ tím trên các đời iPhone.​

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ