"Tại sao tôi chẳng còn niềm tin vào sự kiện cuối năm nay của Apple?"

    Ngocmiz,  

    Apple đang đứng trước những thách thức lớn: đổi mới hay là chết?

    Bài viết bình luận theo góc nhìn của Vivek Wadhwam, giám đốc Trung tâm nghiên cứu khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ trực thuộc Đại học Duke, Hoa Kỳ.

    Facebook đang tích cực chuẩn bị ra mắt kính thực tế ảo Oculus vào tuần tới. Đây sẽ một món đồ đắt đỏ và mang lại trải nghiệm khác lạ cho người dùng. Trong khi những phiên bản trước bị người dùng bị người dùng phản hồi về nhiều lỗi, Facebook đã nỗ lực lắng nghe góp ý từ họ để dần cải thiện công nghệ của mình . Và trong phiên bản thứ 3 có lẽ sẽ được ra mắt vào 2018 hoặc 2019 này, trải nghiệm Oculus được dự đoán sẽ cực kỳ tuyệt vời. Thiết bị này sẽ thay đổi cách chúng ta tương tác với nhau trên mạng xã hội cũng như đưa chúng ta vào vào những thế giới có lẽ chỉ từng được biết đến trong những bộ phim như Star Trek.

    Đây chính là cách thức các bước tiến công nghệ diễn ra: Tung ra mắt một sản phẩm đơn giản, lắng nghe nhu cầu, phản hồi từ thị trường rồi từng bước cải tiến sản phẩm tốt hơn, đáp ứng khách hàng tốt hơn trong những phiên bản sau. Nguyên tắc ở đây là nếu bạn chờ cho tới khi tạo ra được một sản phẩm hoàn hảo mới tung ra thị trường thì nguy cơ cao là sản phẩm của bạn sẽ trở nên lạc hậu trước cả khi ra mắt.

    Tuy nhiên, Apple lại có vẻ chưa thực sự hiểu điều này. Hãng này vẫn giữ kín sản phẩm của mình trong tháp ngà biệt lập và chỉ để các kỹ sư top đầu điều hành toàn bộ việc thiết kế các tính năng. Khi tung ra các sản phẩm ra thị trường, Apple luôn hướng tới sự hoàn hảo tối thượng bằng việc đảm bảo các sản phẩm luôn được thiết kế long lanh nhất có thể. Steve Jobs, bên cạnh việc là một lãnh đạo có tầm nhìn, cũng có một điểm yếu là không bao giờ lắng nghe khách hàng. Ông luôn tin rằng ông hiểu rõ những gì họ cần hơn cả chính bản thân họ. Jobs luôn điều hành công ty theo lối đanh thép và ít khi chịu nhượng bộ bất kỳ ai. Ở Apple, nếu bạn là nhân viên một bộ phận phát triển tính năng nào đó thì thường bạn sẽ không hề biết các bộ phận khác trong công ty đang làm gì. Đây chính là văn hóa đề cao tính tuyệt mật của hãng công nghệ này.

    Chiến lược này của Jobs có vẻ đã hiệu nghiệm với Apple và giúp ông tạo nên một trong những công ty có giá trị nhất toàn cầu. Nhưng nay không còn Jobs, và trong bối cảnh những đột phá công nghệ đang diễn ra như vũ bão trên toàn cầu, Apple rất có thể sẽ đánh mất thời hoàng kim. Hãng trái táo khuyết đang thống lĩnh thị trường như những gì IBM đã làm trong thập niên 90 hay Microsoft đã trải qua những năm 2000, nhưng cũng nên nhớ rằng bước đột phá lớn nhất Apple từng tạo ra, điện thoại iPhone, đã được tung ra từ năm 2007.

    Kể từ đó, Apple đã nâng cấp rất nhiều cả phần cứng lẫn phần mềm, bổ sung các bộ vi xử lý mạnh mẽ hơn, các cảm biến nhanh nhạy hơn cũng như cho ra mắt các phiên bản to và nhỏ hơn như iPad hay Apple Watch. Tuy nhiên, ngay cả trong sự kiện ra mắt iPhone SE mới đây, Apple cũng không còn gây bất ngờ như trước nữa, vẫn chỉ là những chiếc iPhone hay iPad được thay đổi kích cỡ mà thôi. Tất cả những gì Apple đang làm dường như chỉ là đang chơi trò vờn bắt với Samsung, hãng điện tử liên tục cho ra mắt các dòng điện thoại hay tablet nhiều kích cỡ và có tính năng tốt hơn. Apple cũng từng cố sao chép các sản phẩm như Google Maps nhưng có vẻ không thể nào bắt kịp sản phẩm gốc.

    Từng có một khoảng thời gian những tín đồ công nghệ như tôi luôn cảm thấy hào hứng với bất cứ sản phẩm nào Apple tung ra. Những khi đó chúng tôi thường khen ngợi mọi tính năng dù là nhỏ nhất của sản phẩm và coi đó như những bước tiến vượt bậc. Chúng tôi sẽ xem các màn ra mắt sản phẩm của Steve Jobs và nín thở chờ đợi thời khắc có thể đặt mua. Tuy nhiên, giờ đây, nếu không vì T-Mobile (mạng viễn thông lớn của Mỹ) ưu đãi giảm giá lớn cho người mua iPhone 6s chuyển sang sử dụng dịch vụ của mạng này thì có lẽ tôi cũng chẳng mua chiếc máy đó. Có vẻ như những sản phẩm của Apple đang ngày càng giảm nhiệt, chẳng còn đâu những thời khắc người dùng nín thở chờ đợi nữa.

    Tính đến thời điểm này, Apple lẽ ra nên cho ra lò những sản phẩm từng được đồn thổi nhiều như TV Set, kính thực tế ảo hay xe hơi. Hãng cũng có thể cho thêm vào sản phẩm của mình các tính năng như cảm biến, phát hiện và dự báo chuyển động, hoặc làm những gì Facebook đang làm: tung ra sản phẩm rồi lắng nghe nhu cầu của thị trường. Hay cao hơn nữa là tạo những cú hit như Google đang làm với xe tự lái, phủ sóng Internet qua khinh khí cầu, vật thể bay, vệ tinh mini hay kính Google Glass. Có thể Apple sẽ thất bại với những phiên bản đầu như Google từng trải qua với Google Glass, nhưng đó sẽ là những bài học kinh nghiệm đáng giá cho các phiên bản kế cận, và thực tế cho thấy chiếc Google Glass thế hệ thứ 3 đã là một sản phẩm rất đáng được mong đợi.

    Quay lại với câu chuyện của Apple, thay vì tập trung vào sáng tạo, hãng này lại hao tổn tâm sức cho các vụ kiện tụng đối thủ như vụ việc với Samsung. Mark Lemley, một đồng nghiệp của tôi tại trường luật Stanford ước tính Apple đã chi tới hơn 1 tỷ USD cho các luật sư và chuyên gia trong vụ kiện Samsung, dù cuối cùng, thật trớ trêu là vụ việc lại chỉ dẫn tới một phần thưởng trị giá 158.400 USD cho Samsung. Số tiền này sẽ thật đáng giá nếu được dành vào việc mua lại các công ty con có thể tạo nên đột phá cho Apple.

    Liệu Apple sẽ cho ra mắt một sản phẩm gây kinh ngạc nào đó trong năm nay? Dù chuyện này còn khá mơ hồ, tôi vẫn cho là chúng ta sẽ lại nhận được những sản phẩm bình mới rượu cũ bị hãng thổi phồng mà thôi.

    Tham khảo The Huffington Post

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ